Báo Điện tử Gia đình Mới

Ngải cứu rất tốt đối với sức khỏe, thế nhưng có 3 trường hợp tuyệt đối không được ăn

Trong đông y ngải cứu là một vị thuốc có tác dụng rất tuyệt vời đối với sức khỏe. Thế nhưng những người rơi vào các trường hợp dưới đây tuyệt đối không được ăn.

 Người bị viêm gan

Tinh dầu của cây ngải cứu có tác dụng chữa bệnh, tuy nhiên đó cũng là thành phần có chứa độc tính. Khi ăn ngải cứu, những chất này sẽ đi vào gan và làm rối loạn chuyển hóa tế bào gan, gây nên viêm gan cấp tính do trúng độc, viêm gan vàng da, làm gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật.

Do vậy những người bị viêm gan tốt nhất không nên ăn rau ngải cứu.

Người mang thai 3 tháng đầu

Theo các chuyên gia, trong 3 tháng đầu mang thai, phụ nữ nên tránh dùng tất cả các loại dược liệu, trong đó có ngải cứu.

Một số trường hợp động thai có dấu hiệu ra máu có thể dùng bài thuốc từ ngải cứu sau: Ngải cứu sao cháy, vẩy chút nước cho hết hỏa độc và sắc lên uống.

Khi uống cần phải cẩn trọng. Tốt nhất là nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  Ngải cứu rất tốt đối với sức khỏe, thế nhưng có 3 trường hợp tuyệt đối không được ăn

Ngải cứu rất tốt đối với sức khỏe, thế nhưng có 3 trường hợp tuyệt đối không được ăn

Người bị rối loạn đường ruột cấp tính

Ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng hiệu quả, giúp cơ thể tăng việc đi tiểu. Do tác dụng này, người bị rối loạn đường ruột cấp tính nên tránh xa rau ngải cứu, tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.

Ngoài ra những người bị xơ vữa động mạch, sỏi thận... cũng được khuyên không nên ăn ngải cứu.

Một số lưu ý khi ăn rau ngải cứu

Người khỏe mạnh cũng không được ăn quá nhiều ngải cứu. Tốt nhất chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần.

Những người sử dụng ngải cứu nếu gặp hiện tượng khô rát họng, khát nước, buồn nôn, đau bụng thì nên dừng ngay lập tức. Bởi đây có thể là dấu hiệu bị trúng độc hoặc ruột, dạ dày bị viêm cấp tính.

Những người khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh tật cũng không nên dùng ngải cứu để sắc nước uống thường xuyên thay trà hoặc nước lọc.

Những người đang điều trị bệnh thì tốt nhất nên ngưng sử dụng.

Lạm dụng ngại cứu có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương gây ra các triệu chứng như run chân tay, tổn thương đới huyết quản...

Minh Khuê/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO