Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Ngày Tết, người bị gout phải kiêng ăn gì?

Tiệc tùng ngày Tết dường như là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân mắc bệnh gout. Chuyện ăn uống kéo dài từ ngày này qua ngày khác, không khí hân hoan vui mừng khiến nhiều người khó lòng từ chối rượu bia và thực phẩm giàu đạm.

che do an nguoi bi gout

Theo các chuyên gia, bệnh gout hình thành do quá trình bài tiết uric gặp trở ngại, hoặc do cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric, dẫn đến nồng độ acid uric trong máu tăng cao.

Đây là chất chuyển hóa của purine và 20% purine trong cơ thể con người đến từ thức ăn, đặc biệt là rượu bia và các thực phẩm giàu đạm ngày Tết.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Thực phẩm ngày Tết rất phong phú và đa dạng, do vậy, những người bị gout thường sẽ nạp nhiều năng lượng hơn thường ngày. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe”.

“Đối với những người bị gout thì ta nên hạn chế ăn các chất đạm. Mỗi bữa chỉ nên bổ sung từ 35-40gr chất đạm. Nên bổ sung thêm trứng và sữa để tăng chất đạm.

Đặc biệt cần tránh dùng nhiều rượu, bia, tránh việc ăn uống quá dư thừa, tránh ăn nhiều những thực phẩm có chứa purine như: tạng phủ, bộ đồ lòng các loại động vật, cật heo; trứng cá; hàu; sò; ngỗng; tép; men sữa...”

Những món ăn giàu đạm ngày Tết là

Những món ăn giàu đạm ngày Tết là "nỗi ác mộng" của người bị gout.

Những người mắc bệnh gout mãn tính cần dùng nhiều các loại rau, củ, quả tươi, trái cây tươi. Những loại thức ăn thích hợp như: đậu ván trắng, thịt bò, cá chép, lươn, giăm-bông...

Ngoài ra, nên uống nhiều nước 2-3 lít mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh sỏi thận, vì khi mắc bệnh gout dễ dẫn đến mắc bệnh sỏi thận.

Nên cố gắng hạn chế và tránh dùng chung hải sản và bia. Vì trong lúc dùng hải sản tươi sống mà uống kèm theo quá nhiều bia, sẽ làm sản sinh ra quá nhiều acid uric.

Một khi acid uric trong cơ thể dư thừa sẽ lắng đọng lại ở khớp, gây tổn hại cho khớp, khiến bệnh gout bộc phát nặng nề hơn.

Ngày Tết có rất nhiều nguy cơ làm bệnh gout nặng hơn vì thế những người bị bệnh này nên chú ý ăn thêm nhiều các loại rau quả như: Rau cần, súp lơ, dưa chuột, cải xanh, cà pháo, cà tím, cải bắp, củ cải, khoai tây, bí đỏ, bí xanh, dưa hấu, đậu đỏ, lê, táo, nho, sữa bò sẽ rất tốt.

“Bên cạnh đó, trong khi chế biến món ăn cho người bị gout, nên bỏ các loại nước dùng như nước dùng thịt, nước hầm xương để hạn chế chất đạm từ động vật hấp thụ vào cơ thể”, TS Lâm chia sẻ.

Một điều đáng lưu tâm với những người bị gout chính là cần phải giữ ấm cơ thể. Nhiệt độ lạnh là nguyên nhân khiến các cơn đau gút cấp gia tăng. Do đó, người bệnh nên có biện pháp giữ ấm cơ thể, ngay cả khi không ra ngoài.

Ngọc Nga/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO