Báo Điện tử Gia đình Mới

Nghi vấn bữa cơm của trẻ ở trường mầm non bị mốc xanh, toàn đầu cá

Nhiều phụ huynh kéo đến trường mầm non vào buổi trưa và phát hiện bữa cơm của con mình quá sơ sài, một chút thức ăn với toàn đầu cá và cơm bị mốc xanh.

Mới đây, trên mạng xã hội, chị C.H.Y. có chia sẻ trên facebook cá nhân của mình về hình ảnh các phụ huynh kéo đến một trường mầm non ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu) vào buổi trưa và bức xúc vì bữa cơm của con mình quá sơ sài.

Theo phản ánh của vị phụ huynh này, không những bữa cơm của trẻ không đủ chất dinh dưỡng mà còn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nồi cơm vón cục, hạt cơm bị mốc xanh, thức ăn đi kèm là cá sốt cà chua nhưng chỉ toàn đầu cá.

  Hình ảnh các phụ huynh kéo đến một trường mầm non và phát hiện bữa cơm của con mình quá sơ sài, cơm mốc xanh. Ảnh từ FB

Hình ảnh các phụ huynh kéo đến một trường mầm non và phát hiện bữa cơm của con mình quá sơ sài, cơm mốc xanh. Ảnh từ FB

Nói về việc một bữa cơm như vậy có đảm bảo cho trẻ hay không, một chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ với Gia Đình Mới rằng: “Thông tin trẻ ăn cơm mốc xanh cần phải kiểm chứng rõ ràng.

Bởi, nếu gạo bị mốc thì trong quá trình chế biến, vo gạo, nấu cơm sẽ mất đi mốc xanh, không thể nhìn thấy hạt cơm mốc xanh do gạo mốc.

Còn nếu là cơm nhìn thấy mốc xanh thì tức là cơm đã bị hỏng, thiu, mốc. Cơm hỏng như vậy thì không thể ăn được, nên rất khó có thể nói trẻ ăn cơm mốc xanh”.

Chia sẻ thêm về việc ăn thực phẩm mốc gây nguy hại thế nào cho sức khỏe, vị chuyên gia dinh dưỡng này cho biết thêm, mỗi loại thực phẩm mốc lại gây ra những bệnh tật khác nhau, nguy hại khác nhau cho sức khỏe.

Nấm mốc ở lương thực, thực phẩm như lạc, ngô, gạo, mì rất nguy hiểm vì nấm mốc này sản sinh ra độc tốt aflatoxin đây là một yếu tố gây ung thư gan.

  Lương thực, thực phẩm bị mốc có thể gây ung thư gan. Ảnh minh họa

Lương thực, thực phẩm bị mốc có thể gây ung thư gan. Ảnh minh họa

Khi thực phẩm bị nấm mốc dù đã được nấu chín ở nhiệt độ cao vẫn rất nguy hiểm vì nấm aflatoxin là một độc tố khá bền vững nên khi chúng ta rửa sạch và cho vào nồi đun sôi thông thường không có tác dụng đối với độc tố.

Để ngừa các độc tố từ nấm, tốt nhất không nên ăn các thực phẩm đã nấm mốc, đặc biệt các loại lương thực.

Đối với trẻ nhỏ, một bữa ăn cân đối cần có đủ 4 nhóm thực phẩm là nhóm bột đường (chủ yếu từ các loại ngũ cốc), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...), nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả...).

Ngoài ra, trẻ sau 6 tháng tuổi cần tiêu thụ sữa và các sản phấm của sữa phù hợp với lứa tuổi để nâng cao chất lượng dinh dưỡng khẩu phần, đặc biệt là khẩu phần đạm dễ hấp thu, khẩu phần canxi vốn rất thiếu trong chế độ ăn của người Việt, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường.

L.M/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO