Báo Điện tử Gia đình Mới

Nghiên cứu mới của Mỹ: Nước ép trái cây có thể gây hại cơ thể, không tốt như bạn tưởng

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ cho thấy đường trong nước ép trái cây có thể gây hại không kém nước ép có ga và bạn nên ăn trái cây trực tiếp thay vì uống nước ép.

Đường tự nhiên trong nước ép trái cây có hại như đường trong nước ngọt có ga

Uống nước ép trái cây tưởng như rất lành mạnh và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khoa học cho rằng nước ép trái cây có thể gây hại cơ thể nếu uống không đúng chừng mực.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã có một số bằng chứng mới về vấn đề này trong nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí JAMA ngày 17/5 vừa qua.

Kết quả cho thấy nước ép trái cây nguyên chất 100% nguy hiểm cho sức khỏe gần bằng nước giải khát có đường, như nước ngọt có ga và các loại đồ uống có đường khác.

Sau khi phân tích sức khỏe 13.400 người Mỹ, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng nếu người trưởng thành uống trên 340 ml nước ép trái cây mỗi ngày thì sẽ tăng nguy cơ tử vong lên 24%. Điều đó không có nghĩa là nước ép trái cây gây tử vong - có thể do nhiều yếu tố khác nữa, trong đó có mức độ vận động của người uống nước ép trái cây và chế độ dinh dương nói chung.

Các tác giả lưu ý, nghiên cứu này chỉ mang tính tham khảo, là một trong nhiều lời nhắc nhở về sự nguy hiểm của nước ép trái cây với cơ thể.

Nghiên cứu mới của Mỹ: Nước ép trái cây có thể gây hại cơ thể, không tốt như bạn tưởng 0

Nước ép trái cây có hại cho sức khỏe con người là do cách cơ thể xử lý đường trong nước ép trái cây gần như giống với cách chúng ta hấp thụ đường trong một lon nước ngọt có ga.

"Phản ứng sinh học về cơ bản là tương tự nhau" - nhóm nghiên cứu ĐH Y khoa Harvard viết trên tạp chí JAMA.

Uống nước ép trái cây không tốt bằng ăn trái cây trực tiếp

Khi chúng ta uống nước giải khát có đường như nước ép trái cây và nước ngọt có ga, đường fructose sẽ được hấp thụ thẳng vào gan chứ không như khi bạn ăn trái cây trực tiếp.

Nguyên nhân là bởi khi ăn trái cây có chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến cơ thể bạn cảm giác no và thỏa mãn hơn so với khi uống nước ép trái cây hay nước ngọt.

"Có khá nhiều bằng chứng cho thấy khi chúng ta hấp thụ calo dạng chất lỏng, chẳng hạn như trong nước giải khát có đường, thì chúng ta sẽ không ăn ít đồ ăn hơn" - chuyên gia dinh dưỡng Jean Welsh tại ĐH Emory cho biết. "Nó chủ yếu chứa đường và nước, không có protein và chất béo để chống lại quá trình chuyển hóa đó".

Các chuyên gia dinh dưỡng khác cũng nhất trí rằng việc tiêu thụ nước ngọt trái cây trong thời gian dài có thể gây tình trạng viêm, kháng insulin, tiểu đường và tăng mỡ bụng.

"Uống nước ngọt trái cây khiến bạn hấp thụ nhiều calo hơn mỗi ngày, dẫn đến tăng cân" - Vasanti Malik, nhà nghiên cứu từ Khoa Dinh Dưỡng, Trường Đại học Y tế công cộng Harvard T.H Chan, trả lời khi xuất bản nghiên cứu cho thấy uống đường có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt bởi ung thư và bệnh tim mạch.

Cũng có bằng chứng thuyết phục cho thấy uống đường khiến chúng ta tăng cân nhiều hơn, dễ sâu răng hơn, tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2, gan nhiễm mỡ và bệnh tim mạch.

Mặc dù nước ép trái cây có thể mang lại một số lợi ích từ các chất chống oxy hóa, vitamin, chất khoáng. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu polyphenols và các hóa chất thực vât khác có trong nước ép trái cây có thể chống lại tác động của đường lên cân nặng và tiểu đường tuýp 2 hay không" - Các nhà nghiên cứu ĐH Harvard cho biết.

Nghiên cứu mới của Mỹ: Nước ép trái cây có thể gây hại cơ thể, không tốt như bạn tưởng 1

Điều chắc chắn mà chúng ta biết đó là bạn có thể nạp dinh dưỡng có lợi trong nước ép trái cây bằng cách ăn trái cây trực tiếp, cùng với một cốc cà phê hay trà, là hai đồ uống có lợi cho tim mạch hơn nước trái cây.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu sự khác biệt về sức khỏe về mặt lâu dài ở người uống nước trái cây và người ăn trái cây trực tiếp.

Họ phát hiện mối liên quan giữa người uống nước trái cây thường xuyên với bệnh tiểu đường. Theo đó uống nước trái cây mỗi ngày làm tăng 7% nguy cơ bị tiểu đường. Tuy nhiên việc ăn trái cây trực tiếp lại không gây tác động bất lợi như vậy.

Trong trái cây có nhiều chất xơ, nhiều chất chống oxy hóa hơn và lượng đường cũng ít hơn 35% so với nước ép trái cây nguyên chất. Ví dụ một quả chuối sẽ cung cấp cho bạn 20% lượng chất xơ cần thiết trong ngày.

Nên uống bao nhiêu nước ép trái cây mỗi ngày để không gây hại?

Theo CNN, lượng nước ép trái cây tối đa khuyến nghị cho trẻ từ 1-6 tuổi170 ml/ ngày.

Với trẻ trên 7 tuổi, trẻ vị thành niên và người trưởng thành, không nên uống quá 225 ml/ ngày.

Nếu so sánh nước ép trái cây với nước ngọt có ga, các nhà khoa học cho biết uống một lượng nhỏ nước ép trái cây vẫn sẽ tốt hơn bởi thành phần vitamin và khoáng chất trong nước ép trái cây không hề được tìm thấy trong nước ngọt có ga hay các loại nước giải khát có đường khác.

(Theo BI, CNN)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO