Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Đại học Eindhoven phát triển tử cung nhân tạo để giúp cứu sống trẻ sinh non

Nếu thành công đây sẽ là một bước tiến lớn trong việc giúp các trẻ sinh non có thể có thêm cơ hội sống sót sau khi bắt buộc phải ra khỏi bụng mẹ.

Đại học Eindhoven phát triển tử cung nhân tạo để giúp cứu sống trẻ sinh non 0

Mẫu tử cung nhân tạo của các nhà khoa học của đại học Eindhoven Hà Lan vừa có thêm 1 khoản tài trợ mới từ chương trình Horizon 2020 của EU có trị giá 2.9 triệu Euro để tiếp tục nghiên cứu và phát triển. 

Theo thiết kế thì hệ thống tử cung nhân tạo này sẽ giúp trẻ có thể hô hấp được bình thường như khi đang còn trong bụng mẹ.

Điều này khác với việc nằm lồng kính với 1 loạt các thiết bị hỗ trợ hô hấp được gắn vào người bé. Các bé khi nằm trong tử cung nhân tạo sẽ được bao quanh bởi lớp nước ối và nhận oxy cũng như dưỡng chất thông qua nhau thai nhân tạo được gắn vào nhau của bé luôn, mọi thứ đều giống với môi trường trong bụng mẹ.

Các số liệu về sinh non cho thấy những trẻ sinh trước 22 tuần hầu như không thể sống sót, nếu ở tuần thứ 22 thì tỷ lệ là 10%, nhưng chỉ sau 2 tuần là tuần thứ 24 thì tỷ lệ đã tăng lên đến 60% rồi.

Hiện tại có khoảng 1 triệu trẻ sơ sinh tử vong do sinh non và kể cả khi sinh ra rất nhiều em sẽ bị các dị tật nào đó. Bởi vậy nên mục đích chính của hệ thống này sẽ là nhằm để cứu sống được các trẻ sinh quá non.

  Chú cừu sinh non được nuôi trong 'túi sinh học', biobag

Chú cừu sinh non được nuôi trong "túi sinh học", biobag

Trước đó vào hồi 2017 các nhà nghiên cứu tại bệnh viện nhi Philadelphia đã giới thiệu 1 dạng tử cung nhân tạo có cái tên "túi sinh học", biobag, và trong đó họ đã có thể giữ được 1 con cừu non sinh non tương ứng với độ tuổi 23 tuần của con người.

Chú cừu này khi nằm trong túi vẫn tiếp tục phát triển và sau 4 tuần thì được cho ra ngoài và hiện vẫn đang phát triển bình thường.

Đây chính là động lực để nhóm phát triển 1 hệ thống mới, phức tạp và tiên tiến hơn dạng túi nói trên, bởi ngoài các dưỡng chất họ còn tạo thêm các cảm giác khác như cách bé đang ở trong bụng mẹ, kể cả tiếng nhịp tim của mẹ bé luôn.

Điều này sẽ giúp trẻ sẽ cảm nhận, thấy, ngửi và nghe các âm thanh hoàn toàn giống với tự nhiên. Sẽ vẫn còn rất nhiều trở ngại và khó khăn trước mắt để chúng ta có thể thấy hệ thống này thực sự có mặt trên thị trường.

Một trong số rào cản có thể chính là tính pháp lý và cả cảm tính của xã hội đối với nghiên cứu này. Đó là nếu có trường hợp rủi ro thì ai sẽ là người ngắt dây thiết bị? Hay nếu có hệ thống kiểu vậy thì liệu có làm việc mang thai tự nhiên trở nên quá rắc rối và lằng nhằng hay không?

Tuy nhiên nếu xét về khía cạnh thuần khoa học thì chắc chắn đây sẽ là 1 bước tiến lớn của y học khi chúng ta có thể dùng nó để cứu được các em bé bị sinh non.

----

  • Thông tin tham khảo thêm: 

Đại học Công nghệ Eindhoven (TU/e) là trường đại học tầm cỡ quốc tế có trụ sở tại Hà Lan. Trường đại học công nghệ này theo định hướng nghiên cứu và đánh giá tri thức trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật & công nghệ.

Đại học Eindhoven phát triển tử cung nhân tạo để giúp cứu sống trẻ sinh non 2

Thành lập năm 1956 với mục đích đào tạo các giá trị cốt lõi của một nhà khoa học tương lai, ngôi trường cam kết đóng góp cho nền khoa học thế giới những nhà khoa học được đào tạo một cách toàn vẹn với trình độ chuyên sâu.

Với chất lượng tiên tiến trong nghiên cứu, trường góp một phần không nhỏ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển đổi mới công nghệ.

Theo Tinhte/Eindhoven University​/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO