Báo Điện tử Gia đình Mới

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - Tác giả 'Dáng đứng Bến Tre' ra đi ở tuổi 94

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả những ca khúc nổi tiếng như Dư âm, Dáng đứng Bến Tre, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ... đã mất vào chiều 26/12 tại nhà nhà riêng ở TP Hồ Chí Minh.

  Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - Tác giả 'Dáng đứng Bến Tre' ra đi ở tuổi 94

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - Tác giả 'Dáng đứng Bến Tre' ra đi ở tuổi 94

Tiểu sử nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh ngày 5/3/1925 tại Vinh, Nghệ An, quê gốc ở Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc. cha của ông là "trùm một phường bát âm của miền quê Vĩnh Phú thạo cả hát văn, hát chèo và hát ả đào", sau vào làm thợ máy nhà máy xe lửa Trường Thi ở Nghệ An.

Từ năm 1944, ông đi hát trong phòng trà ở Vinh kiếm sống. Năm 1945, Nguyễn Văn Tý tham gia phong trào Việt Minh, sáng lập và xây dựng đoàn kịch thơ, kịch nói của Thanh niên Cứu quốc Nghệ An. Ông bắt đầu sáng tác âm nhạc vào năm 1947 khi là Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền huyện Thanh Chương, nhưng ông coi tác phẩm đầu tay của mình là bài “Ai xây chiến lũy” được viết năm 1949.

Năm 1948, Nguyễn Văn Tý ở đoàn văn hóa tiền tuyến thuộc Quân huấn cục. Sau đó, từ năm 1950, ông nhận nhiệm vụ đi xây dựng Đoàn Văn công của Sư đoàn 304 và làm trưởng đoàn. Bản Dư âm nổi tiếng được ông sáng tác khoảng 1950 sau một lần về chơi nhà bạn ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Ông là một trong 5 nhạc sĩ đầu tiên, cùng Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, thành lập nên Hội nhạc sĩ Việt Nam.

Năm 2000, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật và dành nhiều giải thưởng cao quý khác trong hoạt động viết nhạc của mình.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý gắn liền với nhiều bài hát nổi tiếng

Trong quá trình sáng tác, Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã để lại nhiều tác phẩm để đời, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Dưới đây là danh sách một số bài hát nổi tiếng của ông:

Ông còn viết một số ca khúc thiếu nhi như:

  • Màu áo chú bộ đội
  • Tôi là gà trống
  • Gà mái mơ
  • Út cưng

Ông cũng viết nhạc cho phim hoạt hình, múa rối và một số vở chèo: Đảo nổi, Sông Hồng (1967), Nguyễn Viết Xuân (1968).

Khi nghe tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí qua đời, rất nhiều văn nghệ sĩ đã bày tỏ sự tiếc thương vô hạn dành cho “cây đại thụ” của làng âm nhạc Việt Nam.

Hoàng Nam/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO