Báo Điện tử Gia đình Mới

Nhiệt miệng ở chân răng là gì, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Nhiệt miệng ở chân răng là một dạng của nhiệt miệng. Đây là bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng. Bệnh lành tính và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Dưới đây là thông tin về nhiệt miệng chân răng cũng như cách chữa bệnh hiệu quả.

Nhiệt miệng ở chân răng là gì?

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. nhiệt miệng ở chân răng thường xuất hiện ở người mắc chứng nóng trong người, vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, ăn uống thiếu chất hay người mắc chứng căng thẳng, stress kéo dài.

Biểu hiện cơ bản của chứng nhiệt chân răng

Người mắc bệnh nhiệt chân răng thường có một số biểu hiện cụ thể như:

- Xuất hiện nốt sần màu trắng đục, màu vàng giống như vết bỏng, các nốt này nếu để quá lâu sẽ loét sâu và gây đau rát, khó chịu cho người bệnh.

- Nhiệt chân răng gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người bị bệnh. Các cơn đau buốt này kéo dài gây khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, nếu để nặng người bệnh bị nhiệt chân răng có thể bị sốt cao.

nhiet-mieng-chan-rang

Nguyên nhân chính gây nhiệt miệng ở  chân răng

Nhiệt chân răng do đâu mà thành? Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nhiệt miệng ở chân răng do:

+ Người bệnh vệ sinh răng miệng không đúng cách, bàn chải đánh răng quá cứng hoặc thời gian đánh răng quá lâu.

+ Cơ thể mắc chứng nóng trong người, nhiệt độc bốc lên làm cho chân răng xuất hiện các vết lở loét gây đau rát, khó chịu.

+ Ăn uống không đủ chất, ăn quá nhiều đồ cay nóng làm cho phần niêm mạc bị thiêu đốt khiến các vết loét ngày càng phát triển và lan rộng.

+ Bị nhiệt chân răng là do cơ thể thiếu các loại dưỡng chất cần thiết như: Vitamin B12, sắt, iron, thiếu máu...

 Cách chữa nhiệt chân răng

Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh nhiệt miệng ở chân răng lại khiến người mắc bệnh luôn khó chịu, đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để chữa nhiệt ở chân răng hiệu quả? Dưới đây là một số cách điều trị nhiệt miệng đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà.

- Thay đổi chế độ ăn uống

Khi mắc chứng nhiệt miệng nói chung và nhiệt miệng ở chân răng nói riêng bạn cần thay đổi chế độ ăn uống. Nên bổ sung nhiều rau củ, quả, hạn chế ít rượu bia hay các đồ dầu mỡ cay nóng.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu hàm lượng các chất, vitamin thiết yếu để tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ đó bạn vừa điều trị nhiệt lại có thể ngăn chặn nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm.

- Sử dụng các loại nước uống có tính mát để thanh nhiệt

Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng nên áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng dân gian với các loại nước uống thanh nhiệt như: Nước cam, nước nhân trần, nước rau má....

- Nếu thấy vết nhiệt không có dấu hiệu lành lại, bạn nên đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được chuẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời.

Phương Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO