Báo Điện tử Gia đình Mới

‘Nhiều máy đắt tiền ở trạm y tế đang "đắp chiếu" do cán bộ không biết cách sử dụng’

Đó là nhận định của bà Nguyễn Thị Minh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tại hội nghị liên ngành diễn ra sáng nay ( ngày 6/7). Điều này phần nào thể hiện sự lãng phí lớn về nguồn vốn đầu tư. Chưa kể nó khiến nhiều người dân chưa có niềm tin khi khám chữa bệnh ở tuyến y tế cơ sở.

Sáng 6/7, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đồng tổ chức Hội nghị trực tuyến “Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT tuyến Y tế cơ sở”.Theo đại diện Bộ Y tế và BHXH đều thừa nhận vai trò quan trọng không thể thiếu của mạng lưới y tế cơ sở (cụ thể là các trạm y tế xã/ phường trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân)

Theo các chuyên gia y tế nhận định, đầu tư cho y tế cơ sở là thông minh nhất, đúng đắn nhất đối với bất cứ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Bởi khi tăng cường  đầu tư cho y tế cơ sở, sử dụng hiệu quả quỹ BHYT tại tuyến y tế cơ sở  sẽ tạo thuận lợi cho việc tiếp cận dịch vụ của người tham gia BHYT khi có nhu cầu được nhanh nhất.  

TYT xã, khám chữa bệnh ban đầu tại nước ta vẫn còn nhiều bất cập

TYT xã, khám chữa bệnh ban đầu tại nước ta vẫn còn nhiều bất cập

Tuy nhiên, thực tế hiện này là nhu cầu sử dụng, khám chữa bệnh (KCB)  ở tuyến cơ sở ban đầu tại nước ta chưa cao trong khi đó tỉ lệ bao phủ BHYT (người dân tham gia BHYT ngày càng cao) dẫn đến nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng mạnh. Đơn cử, từ năm 2015 (thực hiện thông tuyến), tỷ trọng số lượt người đến khám BHYT ở TYT có xu hướng giảm còn 26%, đến năm 2016 xuống còn 21,9, năm 2017 xuống còn 19,9% và  6 tháng đầu năm 2018 tỷ trọng số lượt KCB BHYT tại tuyến xã  chỉ còn chiếm 18,5% trong tổng số lượt KCB BHYT của người dân. 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng thừa nhận, nhiều nơi người dân chưa tin tưởng y tế cơ sở, hệ thống cơ sở đang bị bỏ ngỏ rất nhiều. Phần lớn đều do 3 nguyên nhân: chuyên môn nhân viên, danh mục thuốc, danh mục y tế ít và chưa đảm bảo. 

“Qua nhiều lần khảo sát, tôi từng gặp trường hợp, người bệnh chia sẻ bất cập khi khám tại Trạm y tế xã (TYT). Họ cho rằng, đơn giản nhất là thuốc, khi khám ở tuyến huyện, tuyến tỉnh được nhiều thuốc hơn, thuốc tốt hơn ở Trạm Y tế xã…”, Bộ trưởng chia sẻ. 

Ngay đến Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhận định, người dân chưa tin tưởng TYT xã

Ngay đến Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhận định, người dân chưa tin tưởng TYT xã

Bên cạnh đó, việc thực hiện KCB BHYT tại TYT xã còn một số khó khăn, thách thức từ chính những quy định của chính sách BHYT. Trước hết phải kể đến, Quỹ KCB BHYT giao cho TYT thấp (không quá 20% quỹ KCB BHYT ngoại trú – quy định tại Thông tư 41/2014/TT-BYT-BTC). Dẫn đến không đủ để chi cho KCB BHYT dẫn đến một số loại bệnh TYT xã  có khả năng điều trị, cấp thuốc nhưng phải chuyển lên tuyến trên gây nên tình trạng quá tải ở tuyến trên, tốn kém chi phí và không thuận lợi cho người bệnh, nhất là người cao tuổi mắc bệnh không lây nhiễm.

Quy định này làm hạn chế phạm vi và phát triển chuyên môn kỹ thuật của trạm y tế xã. Cụ thể, với quy định này, chi bình quân lượt KCB BHYT tại tuyến xã thấp, năm 2017 chỉ có 75,797 đồng/lượt khám. 

Ngoài ra, theo quy định hiện hành, việc hợp đồng với cơ quan BHXH để tổ chức KCB BHYT tại TYT xã được giao cho bệnh viện huyện (ở nơi đã tách bệnh viện huyện). Việc hợp đồng thông qua BV huyện để tổ chức KCB tại TYT dẫn đến khó khăn trong quản lý, cung ứng và thanh toán chi phí KCB BHYT. Bệnh viện không quản lý nhân lực TYT do đó khó khăn trong điều chuyển nhân lực, chỉ đạo thực hiện KCB BHYT để phù hợp với yêu cầu của mô hình bệnh tật và nhu cầu KCB của người dân. 

Bà Nguyễn Thị Minh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam nhận định, không phải hầu hết nhưng phần lớn người dân chưa có niềm tin với y tế cơ sở ban đầu do các nguyên nhân thiếu nhân lực, vật lực.

Bà Nguyễn Thị Minh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam nhận định, không phải hầu hết nhưng phần lớn người dân chưa có niềm tin với y tế cơ sở ban đầu do các nguyên nhân thiếu nhân lực, vật lực.

Chưa kể, hiện nay chưa có quy định đầy đủ, rõ ràng về chi trả chi phí đối với trường hợp chuyển giao kỹ thuật, nhiều trường hợp phát sinh dịch vụ nhưng chưa có cơ chế để thanh toán. Cũng như việc chưa có quy định quỹ BHYT thanh toán đối với trường hợp chuyển bệnh phẩm, người bệnh lên tuyến trên hoặc đến cơ sở khác để thực hiện một số kỹ thuật trong chẩn đoán bệnh (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh) dẫn đến phải chuyển tuyến người bệnh gây quá tải tuyến trên, gia tăng chi phí KCB từ quỹ BHYT.

Trước tình hình đó, cả Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đều khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc theo dõi các chỉ số liên quan đến sử dụng dịch vụ y tế để kịp thời có giải pháp giải quyết những vướng mắc phát sinh, thực hiện việc tạm ứng, thanh quyết toán kịp thời để đảm bảo điều kiện hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh.

Hồng Ngọc/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO