Báo Điện tử Gia đình Mới

Nhiều nơi chỉ định dịch vụ y tế như ‘đem dao mổ trâu giết gà’

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn khi nói đến việc chỉ định dịch vụ y tế tại một số bệnh viện. Ông cũng cho rằng, điều đó gây ra một sự lãng phí vô cùng lớn cho không chỉ bệnh nhân mà cả quỹ chi trả BHYT.

Sáng 5/7, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai thông tư 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế với sự tham gia của đại diện các Sở Y tế, đại diện bệnh viện trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh và một số bệnh viện tư nhân. 

Hội Nghị triển khai Thông tư 15/2018/TT-BYT với sự tham gia đông đảo nhiều đại diện Sở Y tế, lãnh đạo Bệnh viện...

Hội Nghị triển khai Thông tư 15/2018/TT-BYT với sự tham gia đông đảo nhiều đại diện Sở Y tế, lãnh đạo Bệnh viện...

Theo đó, sau một thời gian dài thực hiện Thông tư 37 bên cạnh đạt được những kết quả tích cực, Thông tư vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, Thông tư chưa tính đúng, tính đủ chi phí trực tiếp thực hiện dịch vụ, khấu hao…

Chính vì vậy, Bộ Y tế ban hành Thông tư 15 nhằm khắc phục những hạn chế tồn đọng của Thông tư 37, điều chỉnh một số giá dịch vụ y tế và cân đối nguồn chi của BHYT. 

“Việc điều chỉnh giá lần này sẽ góp phần tăng khả năng cân đối quỹ BHYT đến năm 2020 trong điều kiện chưa điều chỉnh mức đóng BHYT. Các dịch vụ điều chỉnh phần lớn là các dịch vụ về gường bệnh, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm nên giảm việc chỉ định quá mức.

Về phía người bệnh, giá dịch vụ giảm nên đồng chi trả của người bệnh giảm, việc điều chỉnh cũng làm tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT. Còn riêng với cơ sở khám chữa bệnh sẽ có ảnh hưởng là giảm nguồn thu dịch vụ y tế”, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn nhận định.

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Minh Tuấn cho rằng, hiện nay nhiều nơi ra chỉ dịch xét nghiệm không cần thiết

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Minh Tuấn cho rằng, hiện nay nhiều nơi ra chỉ dịch xét nghiệm không cần thiết

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, khi xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Bộ Y tế đã tính toán và báo cáo mức đóng BHYT là 3% phù hợp với mức viện phí quy định tại Thông tư 14 năm 1995 và Thông tư 03 năm 2006. Mức đóng 4,5% lương phù hợp với mức giá dịch vụ tính đủ chi phí trực tiếp.

Khi mức giá tính thêm tiền lương, chi phí quản lý, khấu hao theo lộ trinh thì phải điều chỉnh đóng BHYT tăng lên và Luật đã quy định tối đa 6% lương. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Chính phủ, từ nay đến năm 2020 chưa điều chỉnh mức đóng BHYT, do đó phải điều chỉnh mức giá để bảo đảm cân đối Quỹ BHYT cho đến năm 2020.

Để hạn chế, kiểm soát việc chỉ định các dịch vụ. Thực tế cho thấy, đối với những dịch vụ có số lượng sử dụng nhiều thì cần phải giảm giá để hạn chế việc chỉ định trong trường hợp không cần thiết. Ông Phạm Lê Tuấn cũng chia sẻ, hiện nay nhiều bệnh viện ra nhiều chỉ định không cần thiết cho bệnh nhân giống như “đem dao mổ trâu giết gà” gây lãng phí vô cùng lớn. 

Hồng Ngọc/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO