Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Những dạng đột biến gen phổ biến ai cũng có mà không biết

Mỗi người chúng ta đều là Dị nhân theo một cách nào đó.

dot-bien-gen-pho-bien

Có những cơ chế hoạt động của cơ thể mà bạn không thể tin rằng đó là đột biến gen - lý do là vì rất nhiều người trên thế giới có cùng đặc điểm này.

Tuy nhiên, trên thực tế, bộ gen của con người đã thay đổi rất nhiều để thích nghi với cuộc sống.

Cùng Gia Đình Mới tìm hiểu một vài kiểu đột biến gen gần đây nhất, chắc chắn sẽ mang lại nhiều bất ngờ thú vị.

1. Khả năng uống sữa

Empty

Khoảng 10.000 năm trước, khi người châu Âu bắt đầu nuôi các loài động vật như bò, một đột biến trong gen MCM6 đã giúp con người sản sinh ra enzyme lactase cho phép chúng ta uống sữa bò.

Ở những vùng chăn nuôi khác, ví dụ như Ấn Độ, khả năng tiêu hóa sữa cũng phát triển trong khoảng thời gian này.

Như vậy, uống được sữa cũng là một dạng đột biến mà chúng ta không nên xem nhẹ.

2. Mất đi răng khôn

Empty

Răng khôn là ‘kẻ thù không đội trời chung’ của nhiều người, nhất là khi cần làm tiểu phẫu để nhổ bỏ.

Lật lại quá khứ một chút, tổ tiên của loài người có răng hàm lớn để nhai được các loại thực vật cứng – những thứ chiếm một phần lớn trong bữa ăn hàng ngày của họ.

Trong khi đó, nhờ có việc trồng trọt chọn lọc mà những loại rau chúng ta ăn ngày nay mềm hơn rất nhiều.

Hàm của chúng ta hẹp hơn và vì thế, bộ răng hàm thứ 3 bắt đầu tiêu biến dần.

Khoảng 40% người châu Á, 45% người Inuit, 10 – 25% người Mỹ gốc chau Âu và 11% người Mỹ gốc Phi thiếu ít nhất 1/3 răng hàm.

Đột biến này được cho là bắt đầu vào khoảng 350.000 năm trước, sau khi các nhà khoa học tìm thấy các hóa thạch không có răng hàm ở Trung Quốc.

Vì vậy, nếu bạn không có răng khôn, điều đó chứng tỏ bạn nằm trong số những người mang đột biến này.

3. Tóc đỏ

Empty

Đây là một trong những dạng đột biến được biết đến nhiều nhất.

Chỉ 4 – 5% những người trên thế giới có đột biến này, phần lớn là những người Bắc Âu.

Lý giải cho điều này có thể là sự chọn lọc tự nhiên tích cực hoặc thiếu đi sự chọn lọc tiêu cực ở những vùng khí hậu lạnh.

Các nhà khoa học khác cho rằng có thể các gen lặn đang dần biến mất do sự gia tăng đa dạng biến dị di truyền bởi hiện tượng toàn cầu hóa hoặc biến đổi khí hậu. 

4. Mắt xanh

Empty

Thay đổi dẫn đến việc 8% mọi người trên thế giới có mắt xanh xảy ra khá gần đây trong lịch sử tiến hóa của loài người.

Trước đây, mọi người trên Trái Đất có mắt nâu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu xác định đã xảy hiện tượng đột biến gen vào khoảng từ 6.000 đến 10.000 năm trước.

Người mắt xanh đầu tiên trong lịch sử nhiều khả năng sống ở châu Âu.

Hiện tượng này xảy ra do sự đa dạng biến dị di truyền ở gen OCA2, thay đổi lượng sắc tố ở mỗi cá nhân, dẫn đến thay đổi sắc độ nâu và cuối cùng tạo ra các màu sắc khác.

Quỳnh Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO