Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Những nghiên cứu chứng minh: 'Thương cho roi cho vọt' là quan điểm quá lạc hậu

Những vụ việc trẻ bị bạo hành bởi bố mẹ, người trông trẻ thời gian qua cho thấy đến nay nhiều người Việt Nam vẫn tin rằng trẻ ‘hư’ hay ‘cứng đầu’ thì cần dùng roi vọt để giáo dục. Vậy quan điểm này là đúng hay sai, có cách nào để uốn nắn trẻ mà không phải dùng roi vọt?

bao hanh tre_mam xanh

Cha mẹ dạy con bằng đòn roi khiến trẻ ‘hung hãn’ hơn với bạn đời

Các bậc cha mẹ tin rằng ‘Thương cho roi cho vọt’ có thể khiến những đứa con họ khi lớn lên cũng có tính cách bạo lực với bạn đời, đây là kết quả một nghiên cứu mới công bố của các nhà khoa học Mỹ.

‘Chúng tôi đã khảo sát 758 trẻ em lứa tuổi 19 – 20 về việc chúng đã bị đánh đòn thường xuyên như thế nào, bao gồm cả đánh vào mông, tát hoặc đánh bằng một vật dụng gì đó để trừng phạt, khi chúng còn nhỏ’ – Jeff Temple , người đứng đầu nghiên cứu cho biết.

Jeff Temple, giáo sư của Đại học Y khoa Texas nói rằng: ‘Trẻ đã từng trải qua một hình thức trừng phạt nào đó trong quá khứ thì khi trưởng thành tỏ ra có xu hướng bạo lực trong quan hệ với người khác giới nhiều hơn’.

Theo ông, nghiên cứu trên xem xét cả vấn đề bạo hành trẻ.

Đó là khi trẻ bị đánh bởi dây lưng, roi… gây ra những vết thương đáng kể, phải đến gặp bác sĩ hoặc vào viện để điều trị.

‘Không kể đến trường hợp một người đã từng bị bạo hành khi còn nhỏ hay không, chỉ cần bị phát vào mông thôi cũng là nguy cơ khiến người đó sẽ bạo lực với bạn đời, bạn tình sau này’.

Ủng hộ quan điểm này, Bác sĩ Bob Sege, phát ngôn viên của Học viện Nhi khoa Hoa kỳ còn cho rằng có mối liên quan giữa phạt trẻ với các rối loạn về sức khỏe tâm thần, sự hung hãn.

‘Nghiên cứu này đã khẳng định và mở rộng những nghiên cứu trước đây, trong đó từng đề cập trẻ bị bạo hành tại gia đình, dù cho với mục đích huấn luyện các đức tính, thì sau này lớn lên cũng thường dùng bạo lực để hành xử’ – Bác sĩ Sege nói.

danh con_ghep

‘Với trẻ, cha mẹ là những người quan trọng nhất trên thế giới, và chúng học từ họ cách ứng xử phổ biến trong xã hội, cách phản ứng với người khác’.

‘Sử dụng hình phạt để dạy con làm trẻ lầm lẫn giữa tình yêu và bạo lực’ – vị bác sĩ này cho hay.

Bác sĩ Bob Sege

Các nhà khoa học khác còn chỉ ra rằng việc trẻ bị trừng phạt khi còn nhỏ có thể khiến sau này các bé lớn lên hung hãn hơn, giảm kỹ năng hợp tác và có thể mắng, đánh người khác.

Đã qua thời ‘thương cho roi cho vọt’

Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa trừng phạt thân thể là ‘bất cứ hình thức trừng phạt nào mà trong đó sức mạnh thể chất được sử dụng để gây ra các mức độ đau, khó chịu dù rất nhẹ’.

Ngay cả ở Mỹ, đất nước nổi tiếng là coi trọng tự do cá nhân, đến năm 2016, vẫn có 73,6% người được hỏi đồng ý hoặc rất đồng ý về việc đôi lúc cần thiết ‘kỷ luật’ con bằng cách đánh vào mông.

Họ không nghĩ đó là bạo lực mà cho rằng đó là ‘chiến lược’ dạy con. Điều này mang tính lịch sử, đã ăn sâu vào văn hóa nhiều quốc gia.

Jeff Temple, giáo sư của Đại học Y khoa Texas cho hay: ‘Không có chứng cớ nào chứng minh trừng phạt thân thể tốt cho sự phát triển của trẻ.

Trong khi đó có rất nhiều bằng chứng cho thấy điều này đem lại các hậu quả tiêu cực.

Mục tiêu của chúng ta không phải là trẻ ngoan, mục tiêu phải là: những đứa trẻ khỏe mạnh hơn và hạnh phúc hơn so với thế hệ trước’.

Nhiều cha mẹ cho rằng trước đây vẫn phạt đòn trẻ con mà không hại gì, nhưng Sege phản đối quan điểm này: ‘Chúng ta chẳng có dây đai an toàn cho trẻ trên ô tô ở thời xưa, nhưng giờ đã khác.

Hậu quả của việc trừng phạt thân thể đã được khoa học ngày nay chứng minh rất rõ’.

danh con_last

Phạt đánh vào mông cũng chỉ nên áp dụng khi bé từ 2 – 6 tuổi

Phạt đánh vào mông được coi là hình phạt về thân thể nhẹ nhất, ít để lại hậu quả nhất đối với trẻ.

Giáo sư Robert Larzelere, Đại học Oklahoma (Mỹ) cho biết: ‘Cũng giống như các chiến thuật để rèn tính kỷ luật cho trẻ, cách làm này có hiệu quả hay không tùy hoàn cảnh.

Ví dụ, ở độ tuổi 2- 6 tuổi, các hình thức giáo dục khác chưa hiệu quả, thì đánh vào mông là có thể sử dụng’.

Tuy nhiên, theo Robert Larzelere và các cộng sự, các bậc cha mẹ cần đảm bảo rằng: trẻ hiểu rằng ‘động lực của việc phạt là tình yêu và sự quan tâm’, đồng thời cần chắc chắn không đánh trẻ quá đau.

‘Đánh vào mông nên được sử dụng như là cách để giảm sự cần thiết phải sử dụng hình phạt này trong tương lai’ – các nhà nghiên cứu kết luận.

Đánh vào mông trẻ chỉ nên dùng khi các hình thức kỷ luật nhẹ nhàng hơn đã thất bại hoặc để ngăn chặn các hành vi nguy hiểm của trẻ (ví dụ: chạy ngang qua đường mà không quan sát).

Dù cho các bố mẹ lỡ nổi nóng đánh vào mông con mình 1 – 2 lần khi con còn bé thì không sao, nhưng nếu thường xuyên áp dụng thì hậu quả cũng khá nghiêm trọng.

danh con_cover

Một nghiên cứu được tiến hành ở Đại học Michigan chỉ ra rằng: những cha mẹ hay đánh vào mông con thừa nhận con họ hung hăng hơn trong thời gian nhiều năm sau đó.

Con số này nhiều gấp 3 lần so với nhóm bố mẹ không bao giờ đánh con.

Một nghiên cứu khác mới công bố tháng 9/2017 ở Mỹ khảo sát 8.000 người từ 19 đến 97 tuổi về những kinh nghiệm tuổi thơ liên quan đến bị phạt đánh vào mông.

Những người từng bị phạt theo cách này có xu huống uống rượu nhiều hơn, sử dụng ma túy và có ý định tự tử.

Thậm chí, theo các nhà khoa học, đánh vào mông còn tạo ra điều kiện phát triển bất lợi cho trẻ, tương đương như là lạm dụng thân thể, lạm dụng tình dục, bị bỏ mặc, lạm dụng chất kích thích…

Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Mỹ cho rằng những ‘điều kiện phát triển bất lợi’ thời nhỏ có mối liên hệ đến nhiều vấn đề sức khỏe, xã hội và hành vi trong suốt cuộc đời con người, bao gồm: nghiện chất kích thích, hút thuốc, bệnh tim, phổi và gan, hiệu quả làm việc kém.

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO