Gừng có tốt đến mấy thì 6 người này cũng không nên ăn kẻo rước họa vào thân

Bình luận

Gừng là loại thảo dược quý, tính ấm nóng, có tác dụng giải lạnh, hỗ trợ tiêu hóa, chữa bệnh cực tốt. Mặc dù gừng rất tốt nhưng có những đối tượng không nên ăn gừng kẻo gây hại cho sức khỏe.

  Gừng rất tốt nhưng những người bị đau dạ dày, bị sốt, thân nhiệt cao... không nên ăn kẻo rước họa vào thân

Gừng rất tốt nhưng những người bị đau dạ dày, bị sốt, thân nhiệt cao... không nên ăn kẻo rước họa vào thân

Tác dụng của gừng với sức khoẻ

Lương y Nguyễn Thúy, phòng khám Đông y Ích Thọ Đường cho biết: Trong Đông y, gừng có vị cay tính ấm, có thể sử dụng để chữa nhiều bệnh như giải cảm hàn, đầy hơi, trướng bụng, tăng cường tuần hoàn huyết dịch…

Vì gừng có tính ấm nóng nên với những người sức khỏe bình thường hoặc người có huyết áp thấp ăn, uống gừng vào buổi sáng sẽ rất tốt, giúp hỗ trợ tiêu hóa, tránh sự xâm nhập của hàn khí vào cơ thể trong những ngày đông lạnh.

Đặc biệt, với những người bị huyết áp thấp, gừng là vị thuốc mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh cực tốt. Người bị huyết áp thấp thường dễ nhiễm cảm lạnh, hoa mắt chóng mặt, nhà cửa chao đảo, buồn nôn hoặc nôn khan, trống ngực hoặc kèm tức ngực, tim đập nhanh, có khi vã mồ hôi lạnh, toàn thân nhợt nhạt…, những lúc như vậy chỉ cần ăn một miếng gừng nhỏ hoặc uống một cốc trà gừng sẽ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu.

Mặc dù gừng có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng gừng. Có một số đối tượng nếu ăn, uống gừng sẽ làm bệnh tình thêm trầm trọng hơn. Do đó, khi sử dụng cần phải tìm hiểu cơ thể mình và sử dụng gừng một cách hợp lý để không gây hại cho sức khỏe.

Những người không nên ăn gừng

Người bị bệnh gan

Gừng là thực phẩm rất tốt đối với những người khỏe mạnh, nhưng với người mắc bệnh gan gừng lại là “độc dược”. Bởi  trong gừng có chứa nhiều volatile khi biến chất sinh ra chất safrole gây lên biến tính xấu, không tốt đối với những người bệnh gan, đặc biệt là viêm gan.

Nó làm hoại tử tế bào gan và gây ảnh hưởng cho gan dẫn đến chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan ngày càng trở nên xấu đi.

  Người bị bệnh gan không nên ăn kẻo rước họa vào thân

Người bị bệnh gan không nên ăn kẻo rước họa vào thân

Người bị đau dạ dày

Mặc dù gừng có thể mang lại hương vị giúp kích thích khẩu vị ăn uống hơn, nhưng lại không hề có lợi cho dạ dày. Bởi gừng là gia vị cay nóng nên nếu sử dụng quá mức sẽ gây tổn thương dạ dày nghiêm trọng.

Nếu ăn quá nhiều sẽ gây nóng rát dạ dày, kích thích ruột, từ đó dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón.

Đặc biệt, người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn gừng vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Nếu ăn gừng sẽ làm các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai ở những tháng đầu ăn, uống gừng có thể làm giảm triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt. Tuy nhiên, đến nửa cuối của thai kỳ, bà bầu không nên ăn, uống gừng vì gừng có thể gây tăng huyết áp cho mẹ bầu, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nếu ăn, uống gừng vì gừng có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ nhỏ.

Người bị tăng huyết áp

Người bị tăng huyết áp không nên ăn, uống gừng vì có thể gây tăng huyết áp, nếu ăn, uống gừng đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao sẽ dễ xảy ra tai biến.

Người có thân nhiệt cao: Với những người có thân nhiệt cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn và sẽ không tốt cho sức khỏe.

Người bị sốt: Gừng có thể làm giảm tình trạng cảm lạnh, phong hàn, nhưng với người bị sốt cao uống gừng lại thành “độc dược”. Bởi, gừng có tính nhiệt khiến thân nhiệt của người bệnh cao lên, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

Bạn đang xem bài viết Gừng có tốt đến mấy thì 6 người này cũng không nên ăn kẻo rước họa vào thân tại chuyên mục Chỉ dẫn của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
An An