Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Những lợi ích bất ngờ của quả vải với sức khỏe không phải ai cũng biết

Bình luận

Hiện đang vào mùa quả vải, nhiều người thích loại quả này nhưng lại sợ nóng và "đoạn tuyệt" với nó. Tuy nhiên, thực tế quả vải lại là trái cây có tính ôn và có nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

Theo sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam", quả vải có vị ngọt, chua; tính ôn, vào các kinh tỳ và can, có tác dụng ích khí, bổ huyết, sinh tân, chỉ khát.

Hạt vải có vị hơi đắng, ngọt, chát, tính ôn, vào các kinh can và thận, có tác dụng ôn trung, lý khí, tán kết, chỉ thống.

  Quả vải có nhiều công dụng với sức khỏe

Quả vải có nhiều công dụng với sức khỏe

Công dụng của quả vải

Quả vải có nhiều chất dinh dưỡng dùng ăn tươi hay sấy khô. Ăn nhiều, đẹp nhan sắc, nhưng cũng có tác giả cho rằng ăn nhiều sẽ phát nhiệt, chảy máu cam, sinh mụn nhọt.

Trong y học cổ truyền, quả vải được dùng làm thuốc dưỡng huyết, chưa cơ thể suy nhược khi mới khỏi bệnh. tiêu chảy do tỳ hư, băng huyết, phiền khát, nấc, đậu trẫn mọc không đều. Liều dùng: 9 - 15 g, sắc nước uống. Lưu ý bệnh nhân âm hư, hỏa vượng dùng phải thận trọng.

Hạt vải còn có công dụng chưa dạ dày lạnh đau, thoát vị bẹn, đau kinh. Liều dùng 3 - 6 g/ngày, thường phối hợp với các vị trần bì, mộc hương.

Ngoài ra, hoa, vỏ thân và rễ vải sắc lấy nước súc miệng chữa viêm họng, đau răng.

Những lợi ích bất ngờ của quả vải với sức khỏe không phải ai cũng biết 1

Những bài thuốc có vải

1. Chữa tiêu chảy do tỳ hư:

Quả vải 7 quả, đại táo 5 quả. Sắc nước uống.

2. Chữa nấc:

Quả vải khô 7 quả, gừng tươi 6 g, đường đỏ một ít. Sắc nước uống.

3. Chữa đau bụng khi hành kinh hoặc sau khi đẻ:

Hạt vải đốt tồn tính 20 g, hương phụ 40 g, tán nhỏ, trộn đều. Mỗi lần uống 8 g với nước muối nhạt hoặc nước cơm. Ngày 2 - 3 lần.

4. Chữa răng sưng đau

Quả vải xanh để cả vỏ đốt tồn tính, tán nhỏ xát vào chân răng.

5. Chữa đau dạ dày

Hạt vải 3 g, mộc hương 2 g. Nghiền thành bột, uống với nước canh. Ngày 3 lần.

Những lợi ích bất ngờ của quả vải với sức khỏe không phải ai cũng biết 2

Những lưu ý khi ăn vải

Theo Dân Việt, Ths.BS. Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, một số người thường có quan niệm rằng các loại quả chín ngọt như: xoài, vải , nhãn, mít, dứa là những loại quả nóng nên thường kiêng không ăn, hoặc không cho trẻ con ăn sợ mọc mụn nhọt, rôm sảy.

“Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì không có loại quả chín nào là nóng, ngay cả như mít, dứa, xoài , vải , nhãn thường có vào mùa hè nóng nực nhưng ăn vào cũng không hề bị nóng” - BS Hải khẳng định.

Những lợi ích bất ngờ của quả vải với sức khỏe không phải ai cũng biết 3

Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý, đối với những người thừa cân béo phì, hoặc những người có nguy cơ bị thừa cân, người bị đái tháo đường thì không nên ăn nhiều vải, vì hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì hoặc làm tăng lượng đường trong máu.

Với người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều, vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển nhất là tụ cầu là nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.

BS Lê Thị Hải khuyến cáo, mỗi ngày nên ăn từ 400g - 500 g quả chín, ăn đa dạng các loại quả khác nhau thì sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể, cung cấp đủ chất xơ giúp chống táo bón mà không cần phải dùng thuốc uống.

Nguồn video: VTC16

Bạn đang xem bài viết Những lợi ích bất ngờ của quả vải với sức khỏe không phải ai cũng biết tại chuyên mục Nữ công tinh hoa của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Hoàng Nguyên (t/h)