Báo Điện tử Gia đình Mới

Ở Việt Nam vô tư dẫn chó đi phóng uế, còn ở nước ngoài chủ phải lao động công ích

Ở Tây Ban Nha, có những các 'thám tử' chuyên đi phát hiện những chú chó phóng uế nơi công cộng và chủ nuôi vô ý thức để xử lý.

dp11

 

Quy định phạt tiền những chủ nuôi không dọn dẹp chất thải của chó đã có liệu lực ở Việt Nam từ vài năm nay, thế nhưng vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt này vẫn gây không ít bức xúc cho cộng đồng. 

Câu chuyện chó phóng uế bừa bãi gây ảnh hưởng mỹ quan đô thị và chất lượng cuộc sống người dân không chỉ là bài toán khó ở Việt Nam, mà còn gây đau đầu cho các nhà chức trách ở khắp nơi trên thế giới. 

Tìm ra 'thủ phạm' bằng cách... kiểm tra DNA của chó 

dp15

 

Thành phố Malaga (Tây Ban Nha) là thành phố lớn đầu tiên ở Châu Âu buộc toàn bộ người dân nuôi chó phải đăng ký xét nghiệm DNA cho chúng. 

Quy định này được ban hành đồng nghĩa với việc trong vòng 6 tháng, 100,000 chú chó trong thành phố phải được xét nghiệm DNA với mức giá trung bình là 35 Euro. 

DNA của những chú chó này có thể giúp tìm ra 'thủ phạm' cho những vụ phóng uế bừa bãi trong thành phố với mức phạt có thể lên đến hàng trăm Euro, nhưng đồng thời cũng sẽ giúp giảm số lượng chó lạc chủ và phải chịu 'mũi tiêm nhân đạo'. 

200,000 Euro là kinh phí dành cho những trường hợp mà chủ nuôi không đủ khả năng chi trả số tiền xét nghiệm DNA. 

Chó 'đi bậy', chủ có thể phải ra tòa

dp11

 

'Vấn nạn' phân chó cũng là một chủ đề nhức nhối ở Anh, dù cho quy định phạt đã được đưa ra từ năm 1996.

Theo thống kê, có 8 triệu chú chó tại Anh và trung bình mỗi ngày lượng chất thải lên đến 1.000 tấn. Chỉ trong 1 năm nhưng các nhà chức trách nhận tới 75,000 lời phàn nàn từ những người dân bức xúc với các chủ nuôi vô ý thức.

Theo quy định, chủ nuôi sẽ bị phạt từ 50 - 80 bảng Anh nếu không dọn dẹp 'bãi chiến trường' của cún cưng. Mức phạt có thể thay đổi tùy từng địa phương và nếu từ chối trả tiền phạt, chủ nuôi có thể phải ra tòa. 

Nhà chức trách của Manchester đầu tháng 9 vừa qua đã cân nhắc việc ban hành quy định buộc chủ nuôi phải mang theo túi chuyên dùng cho việc dọn dẹp chất thải của thú cưng. Nếu không làm đúng quy định, mức phạt có thể lên đến 1.000 bảng Anh. 

Chủ nuôi phải lao động công ích

dp6

 

Tại thủ đô Mandrid (Tây Ban Nha), chủ nuôi không dọn dẹp 'hậu quả' mà cún cưng để lại sẽ bị phạt lên tới 1500 Euro, hoặc họ có một lựa chọn khác, đó là dọn dẹp vệ sinh trong thành phố trong một vài ngày. 

Nhà vệ sinh cho chó

dp2

Nhà vệ sinh cho cún ở El Vendrell 

El Vendrell, một thị trấn nhỏ khoảng 36,000 dân ở Tây Ban Nha thậm chí còn quyết định thí điểm nhà vệ sinh công cộng cho chó.

'Nhà vệ sinh' này mô phỏng gần giống nhà vệ sinh của người, với đầy đủ cả hệ thống xả nước và vòi rửa bên cạnh.

Tại thị trấn này, mức phạt dành cho việc chủ nuôi không dọn dẹp vệ sinh cho cún cưng là 750 Euro. Tuy nhiên, tính khả thi của nó vẫn còn là vấn đề tranh cãi, bởi việc dọn dẹp có lẽ sẽ dễ dàng với nhiều người hơn là việc huấn luyện cho cún cưng đi vệ sinh đúng chỗ. 

'Thám tử' chuyên phát hiện các thủ phạm bốn chân

dp5

 

'Cải trang' mặc thường phục, được trang bị một chiếc camera, đó là các 'thám tử' chuyên đi phát hiện những chú chó phóng uế nơi công cộng và chủ nuôi vô ý thức.

Chuyện thật như đùa này diễn ra ở Colmenar Viejo (Tây Ban Nha). Trả lời cho câu hỏi tại sao lại có chính sách trên, thị trưởng Antonia Garcia đáp: 'Chúng tôi muốn những người chủ không chịu dọn dẹp 'bãi chiến trường' của thú nuôi chỉ vì lười, vì sợ... bẩn hay chỉ đơn giản là họ không thích - tất cả sẽ phải nhận ra rằng luôn có một người phát hiện việc làm vô ý thức của họ'.

Đến người Nhật cũng phải đau đầu

dp4

 

Nổi tiếng với sự văn minh và ý thức cao, nhưng ở Nhật, việc chủ nuôi để chó phóng uế nơi công cộng cũng gây bức xúc không ít.

Vào năm 2013, một số nơi đã đánh thuế chung lên chủ nuôi, nhưng lại vấp phải những lời phàn nàn: 'Chúng tôi không thể trả tiền thay cho một số người thiếu ý thức được'.

Gần đây nhất, chính quyền vùng Izumisano ở trung tâm quận Osaka đã quyết định 'số hóa' việc xử lý vấn đề này. 

Dường như, việc 'tố giác' những hàng xóm thiếu ý thức là việc bất khả thi. Do đó, app điện thoại được đưa ra giúp người dân có thể chụp lại những 'bãi chiến trường' mà họ thấy. 

Những nơi được ghi nhận nhiều nhất sẽ được cử đến một nhóm vệ sinh để góp phần cải thiện mỹ quan đô thị. 

Tại Việt Nam, để chó phóng uế mà không dọn liệu có bị phạt?

dp3

 

Tại Việt Nam cũng có quy định về việc để vật nuôi phóng uế nơi công cộng, tuy nhiên chỉ mang tính cảnh cáo.

Cụ thể, Nghị định 46/2016/NĐ-CP - có hiệu lực áp dụng từ ngày 1-8-2016 - phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 - 60.000 đồng đối với hành vi: không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố.

Mai Hoa/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO