Báo Điện tử Gia đình Mới

PGS.TS Trần Văn Ơn kêu cứu vì bị lợi dụng hình ảnh bán sản phẩm trị tiểu đường mùa dịch

PGS.TS Trần Văn Ơn, giảng viên ĐH Dược Hà Nội vừa lên tiếng kêu cứu vì tên tuổi, hình ảnh của ông bị mạo danh khắp nơi để bán sản phẩm trị tiểu đường trong mùa dịch COVID-19.

Lợi dụng hình ảnh chuyên gia y tế bán sản phẩm trị tiểu đường trong mùa dịch COVID-19

Theo các chuyên gia y tế, người bị bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh cúm nói chung và COVID-19 nói riêng. Nguyên nhân là do người bị tiểu đường có hệ thống miễn dịch bị suy yếu, khi chẳng may mắc COVID-19 sẽ dẫn đến biến chứng nặng.

Nắm bắt được thực trạng dịch bệnh COVID-19 cũng như tâm lý của người bị tiểu đường là muốn cải thiện tình trạng bệnh, phòng ngừa dịch bệnh nên một số đối tượng đã lợi dụng dịch bệnh để bán các các sản phẩm trị bệnh tiểu đường. 

Trong khi đó, bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính, không có có thuốc hay sản phẩm nào có thể điều trị triệt để. Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra.

  Một trang facebook mạo danh lấy đúng tên tuổi và chức danh khoa học của PGS.TS Trần Văn Ơn để bán sản phẩm

Một trang facebook mạo danh lấy đúng tên tuổi và chức danh khoa học của PGS.TS Trần Văn Ơn để bán sản phẩm

Đặc biệt nguy hiểm hơn là, để tạo sự uy tín khi rao bán sản phẩm, các đối tượng này đã sử dụng tên tuổi, hình ảnh của chuyên gia y tế để lừa dối người bệnh, nhằm bán được nhiều sản phẩm.

Một trong số những chuyên gia y tế bị lợi dụng hình ảnh nhiều nhất để bán sản phẩm trị tiểu đường trong mùa dịch bệnh là PGS.TS.NGƯT Trần Văn Ơn- Nguyên Trưởng Bộ môn Thực Vật, Giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội.

Bức xúc trước việc bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình ảnh và các công trình nghiên cứu khoa học của mình để đưa lên nhiều trang mạng xã hội/website bán sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, PGS.TS Trần Văn Ơn vừa có những trải lòng để mong báo chí giúp ông thông tin cảnh báo đến người tiêu dùng.

  Một trang mạng bán hàng đăng phần trả lời phỏng vấn trên truyền hình của PGS Trần Văn Ơn về nghiên cứu Dây thìa canh bị cắt ghép thành quảng cáo bán hàng cho sản phẩm mà ông không hề biết

Một trang mạng bán hàng đăng phần trả lời phỏng vấn trên truyền hình của PGS Trần Văn Ơn về nghiên cứu Dây thìa canh bị cắt ghép thành quảng cáo bán hàng cho sản phẩm mà ông không hề biết

“Tôi chỉ là một nhà nghiên cứu về thực vật, không phải bác sĩ, nhưng gần đây tuần nào cũng có vài người gọi điện hỏi tôi về thuốc chữa bệnh tiểu đường.

Đặc biệt, một lần đi dự hội thảo khoa học, có một người đến gặp và chân thành góp ý: “Thầy phải xem lại đi chứ sao có thể nói chữa khỏi hẳn được bệnh tiểu đường”. Tôi ớ người ra không hiểu vì sao, bởi tôi chưa bao giờ phát ngôn về việc chữa được bệnh tiểu đường” – PGS Trần Văn Ơn bộc bạch.

PGS.TS Trần Văn Ơn chỉ nghiên cứu về cây Dây thìa canh

Theo PGS.TS Trần Văn Ơn, ông chỉ nghiên cứu chuyên sâu về cây Dây thìa canh, đặc biệt là cây Dây thìa canh lá to có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Và ông cũng chỉ có 1 tài khoản facebook duy nhất mang tên “ThayTranVanOn” với khoảng hơn 7.000 người theo dõi. Còn lại các tài khoản facebook khác như PGS Trần Văn Ơn; GS.TSKH Trần Văn Ơn….đều là giả mạo.

Thế nhưng rất nhiều trang mạng/website bán hàng không chỉ lợi dụng tên tuổi ông để bán các sản phẩm liên quan đến cây Dây thìa canh hay sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường mà còn để quảng cáo thập cẩm các loại sản phẩm khác, các chứng bệnh khác…

“Tôi là nhà nghiên cứu về thực vật nên không chỉ bức xức về việc bị lợi dụng uy tín khoa học mà sợ nhất là các cá nhân, tổ chức lợi dụng đó mà trộn thuốc tân dược vào cùng với nguyên liệu từ cây thìa canh để cho ra những sản phầm thực phẩm chức năng không được kiểm soát về chất lượng cũng như độ an toàn của sản phẩm bán cho người bệnh tiểu đường thì biến chứng sẽ khôn lường và hậu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng.

  PGS.TS Trần Văn Ơn chia sẻ bức xúc về việc bị mạo danh với phóng viên

PGS.TS Trần Văn Ơn chia sẻ bức xúc về việc bị mạo danh với phóng viên

Thậm chí, có trang mạng còn quảng cáo là tôi nói bệnh tiểu đường chữa khỏi được. Điều này là phản khoa học. Những thông tin bịa đặt này tôi chỉ được biết khi gần đây có người phản ánh với tôi về việc này.”- PGS Trần Văn Ơn bức xúc cho hay.

Chính vì vậy, nhà nghiên cứu về thực vật này đã có thông tin phản ánh để cảnh báo người tiêu dùng biết, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường được biết đầy đủ và cơ quan chức năng vào cuộc xử lý những trang mạng/web giả mạo chấm dứt thực trạng trên.

Liên quan đến công trình nghiên cứu Cây thìa canh lá to có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đường, PGS. TS Trần Văn Ơn cho biết, sau khi nghiên cứu và phát hiện ra cây thìa canh lá to vừa không có độc tố, vừa có tác dụng lớn gấp đôi so với cây thìa canh lá nhỏ, ông đã tìm cách bảo lưu, phát triển nguồn giống cây này tại vườn thực vật của trường Đại học Dược Hà Nội.

Trong thời gian từ 2010-2012, cây thìa canh đã được PGS.TS Trần Văn Ơn nhân giống phát triển vùng nguyên liệu là trồng tại Nam Định (với giống cây thìa canh lá nhỏ) và tại Thái Nguyên (với giống cây thìa canh lá to).

Năm 2019, PGS.TS Trần Văn Ơn đã chuyển giao đề tài và vùng trồng nguyên liệu cây Dây thìa canh lá to cho Công ty CP Dược Khoa (DKPharma) sản xuất chế phẩm hạ đường huyết dưới dạng viên nang tiểu đường DKbetics và trà túi lọc DKbetics (sản phẩm có công trình nghiên cứu đề tài cấp Bộ được hội đồng khoa học nghiệm thu năm 2014). Công ty CP Dược Khoa cũng là công ty duy nhất được thầy Ơn ký hợp đồng độc quyền cho phép sử dụng hình ảnh cá nhân của mình.

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO