Báo Điện tử Gia đình Mới

Rối loạn tiền đình là gì? Triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả nhất

Rối loạn tiền đình là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến với triệu chứng đau đầu, choáng váng và mất cân bằng. Vậy rối loạn tiền đình là gì, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả nhất?

  Rối loạn tiền đình là gì - triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả nhất

Rối loạn tiền đình là gì - triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả nhất

Rối loạn tiền đình là gì?

Hệ thống tiền đình gồm những bộ phận trong tai và não giúp kiểm soát cân bằng và sự chuyển động của mắt. Rối loạn tiền đình là một căn bệnh nhiễm trùng dây thần kinh tiền đình trong tai.

Nó khiến dây thần kinh tiền đình bị viêm, gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như choáng, chóng mặt, mất cân bằng, giảm thị lực, nghe kém, thay đổi nhận thức và một số những dấu hiệu khác.

Dấu hiệu rối loạn tiền đình 

Hoa mắt, chóng mặt

  Hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình

Hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình

Những người bị căn bệnh này có một số dấu hiệu như giảm sự tập trung, lo lắng thái quá, gặp khó khăn khi học tập, làm việc, và mệt mỏi khi ngủ dậy.

Hoa mắt, chóng mặt là một trong những dấu hiệu rõ nhất của rối loạn tiền đình.

  • Bạn có thể cảm thấy quay cuồng. Mặc dù mọi vật vẫn đứng yên nhưng bạn cảm giác như ai đó hoặc cả thế giới đang di chuyển.
  • Những triệu chứng có thể xuất hiện khi bạn ngồi một chỗ hoặc di chuyển
  • Cảm giác choáng váng, bay bổng và đầu nặng trĩu. 
  • Có cảm giác nặng nề khi di chuyển đến một vị trí nào đó.

Mất cân bằng và định hướng không gian

  Đau cơ khớp cũng là dấu hiệu dễ gặp ở những người rối loạn tiền đình

Đau cơ khớp cũng là dấu hiệu dễ gặp ở những người rối loạn tiền đình

Triệu chứng thứ hai những người bị tiền định dễ gặp phải, đó là: 

  • Mất cân bằng, vụng về, khó khăn khi đứng
  • Gặp khó khăn khi sắp xếp một điều gì đó, một vật gì đó
  • Khó khăn khi đứng thẳng, đầu có thể nghiêng về một bên
  • Có khuynh hướng nhìn xuống để xác định vị trí đang đứng
  • Có khuynh hướng cầm, nắm, vịn tay vào tường hoặc thứ gì đó khi đứng hoặc ôm đầu khi ngồi. 
  • Nhạy cảm với những thay đổi khi bước đi
  • Gặp khó khăn khi di chuyển trong bóng tối
  • Đau cơ và khớp (do mất cân bằng)

Thay đổi về thị lực

  Mắt có thể nhìn mờ khi bị rối loạn tiền đình

Mắt có thể nhìn mờ khi bị rối loạn tiền đình

Khi bị rối loạn tiền đình, nhiều người cũng rất hay gặp vấn đề giảm thị lực. 

  • Gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc theo dõi điều gì đó bằng mắt. Có vẻ như sự vật hoặc con chữ trên trang giấy đang nhảy, bật lên, bay bổng, mờ ảo hoặc xuất hiện gấp đôi. 
  • Không thấy thoải mái ở những nơi đông đúc như ở ngoài đường, đám đông,...
  • Nhạy cảm với ánh sáng, ánh sáng chói và những loại ánh sáng nhấp nháy. Cảm giác khó chịu với những loại ánh sáng huỳnh quang. 
  • Nhạy cảm với một số loại máy tính và ti vi kỹ thuật số
  • Có xu hướng tập trung vào những vật gần mình, không thoải mái khi nhìn xa
  • Khó khăn khi nhìn và di chuyển trong bóng tối
  • Nhận thức kém

Thay đổi về thính giác 

Ngoài những thay đổi về thị giác, nhận thức, mất cân bằng, bạn có thể sẽ gặp một số triệu chứng bắt nguồn từ thính giác. 

  • Cảm giác khó nghe hoặc thay đổi thất thường khi nghe 
  • Ù tai (cảm giác như có tiếng ồn ào trong tai)
  • Nhạy cảm với âm thanh lớn hoặc với môi trường
  • Tiếng động bất thình lình có thể làm tăng những triệu chứng như choáng váng, chóng mặt hoặc mất cân bằng.

Thay đổi về nhận thức

  Khi bị rối loạn tiền đình, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi

Khi bị rối loạn tiền đình, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi

  • Người bị rối loạn tiền đình có thể gặp khó khăn khi tập trung vào công việc, học tập và dễ bị quẫn trí
  • Hay quên và hay nhầm lẫn trong thời gian ngắn
  • Lúng túng, mất định hướng hoặc gặp khó khăn khi nhận biết sự chỉ dẫn nào đó
  • Gặp khó khăn khi nói chuyện, đặc biệt ở chỗ đông người hoặc khi di chuyển
  • Cảm giác mệt mỏi về thể chất và tinh thần 

Thay đổi về tâm lý 

Một số thay đổi về tâm lý cũng có thể cảnh báo cho bạn biết dấu hiệu rối loạn tiền đình: 

  • Ví dụ bạn mất đi sự tin tưởng, sự tư tin và lòng tự trọng
  • Cảm giác lo lắng, hoang mang, sợ hãi và thấy cô độc
  • Bị trầm cảm

Một số dấu hiệu khác 

Ngoài những triệu chứng phổ biến trên đây, bạn có thể gặp một số những dấu hiệu khác như buồn nôn, nôn, lơ mơ, gặp khó khăn về vận động, đau tai, đau đầu, và gặp khó khăn khi nói. 

(Theo Vestibular)

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO