Báo Điện tử Gia đình Mới

Ăn sung thường xuyên mà không biết 6 tác dụng phụ này thì dễ gặp họa như chơi

Quả sung không chỉ là món ăn vặt mà còn là bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, sung cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm nếu bạn chưa hiểu rõ về loại quả này.

Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả...

Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thủng, giải độc. Loại quả này thường đựơc dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp... 

Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citic acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali... và một số vitamin như C.

Đặc biệt, kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư hiệu quả. Tuy nhiên, bất kỳ loại quả nào, việc ăn quá nhiều đều gây phản tác dụng.

Dưới đây là các tác dụng phụ nguy hiểm của quả sung mà mọi người nên biết biết để tránh. 

Nhạy cảm với ánh nắng

Mặc dù sung rất tốt trong việc chữa các bệnh ngoài da hoặc hỗ trợ chữa ung thư da nhưng lại làm da trở nên nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời. Do đó, các tia UV có thể làm tổn thương, dẫn đến một loại những triệu chứng như lão hóa, hắc tố dưới da, hoặc ung thư da, ngoài ra, còn gây phát ban.

Nếu ăn sung thường xuyên, nên tránh phơi nắng quá lâu để tránh các vấn đề về da.

Đầy bụng

Ăn quá nhiều sung có thể gây đầy bụng hoặc đau bụng. Trong khi sung có tác dụng chữa táo bón thì đối với một số người, nó lại có tác dụng ngược lại.

Vì vậy, uống một cốc nước lạnh sau khi ăn sung có thể giúp giảm nhẹ những vấn đề về tiêu hóa.

Gây dị ứng

Nếu bạn bị dị ứng với sung, có thể bị viêm màng kết, viêm mũi hoặc shock phản vệ; thậm chí hen suyễn. Trước khi ăn, bạn nên kiểm tra xem có bị dị ứng với sung hay không. 

Xuyết huyết 

Sung chín có tính nóng, ăn nhiều có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Ngoài ra còn gây thiếu máu.

Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu. Nếu hiện tượng này không ngừng lại, bệnh nhan nên đến bác sĩ.

Tụt đường huyết

Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên, với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại.

Vì vậy, những người có lượng đường huyết thấp tuyệt đối không nên ăn sung.

Oxalate có hại

Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Nếu ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách - bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.

Trên đây là những tác dụng phụ nguy hiểm của việc tiêu thụ quá nhiều sung. Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng hoặc hạ đường huyết khi ăn sung, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời. 

Hà Tú (T/h)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO