Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Thuốc bôi trĩ có chữa khỏi bệnh không?

Đối với người mắc bệnh trĩ, nhất là những người sợ đau, ngại mổ thì điều trị nội khoa bằng thuốc bôi luôn là phương án đầu tiên mà họ tìm đến vì có cảm giác không đau, an toàn và ít tốn kém nhất.

Thế nhưng, liệu dùng thuốc bôi trĩ có khỏi được bệnh trĩ?

Thuốc bôi trĩ có chữa khỏi bệnh không? 0

Theo các chuyên gia hậu môn, trực tràng học Việt Nam, khoảng 50% người mắc bệnh trĩ xác định sống chung với nó. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ở giai đoạn sớm, họ thường được bác sĩ tư vấn hoặc chủ động tự phương pháp điều trị nội khoa bằng dùng thuốc trước. Thuốc ở đây có thể là thuốc bôi, đắp bên ngoài da ở vùng hậu môn hoặc là thuốc dùng bằng đường uống, đường tiêm.

Theo TS. BS Phạm Thái Hưng- Trưởng khoa ngoại, BV Tuệ Tĩnh, đa số người bệnh khi khám được xác định bị trĩ đều xin điều trị nội khoa trước bằng thuốc, sau đó bất đắc dĩ mới đến mổ/ phẫu thuật sau cùng khi hết cách hoặc ảnh hưởng đến tính mạng. Đặc biệt là với nhóm người già (sợ mổ, vết thương đau lâu liền), sinh viên/học sinh ngại mổ nằm viện…

Đồng quan điểm và cho biết thêm, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng - Giám đốc Trung tâm PT Đại trực tràng- tầng sinh môn, Trưởng khoa Khám bệnh tổng hợp, BV Việt Đức, Phó chủ tịch hội Hậu môn trực tràng học VN: “Thực tế tại BV chúng tôi thấy có khoảng 10% bệnh nhân sau khi dùng thuốc, thủ thuật vẫn phải cậy nhờ đến mổ/ phẫu thuật do bệnh tiến triển nặng, bị biến chứng”

Thuốc bôi trĩ có chữa khỏi bệnh không? 1

Bác sĩ cao cấp Lê Mạnh Cường – Phó Giám đốc BV Y học cổ truyền Trung ương còn khẳng định: “Trong điều trị nội khoa bệnh trĩ, dù là dùng thuốc bôi hay thuốc uống thì chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng của bệnh như giúp chống viêm, chống phù nề, chống táo bón hoặc chống chảy máu chứ không thể chữa khỏi được bệnh trĩ và thuốc không thể làm mất/ rụng búi trĩ sa được. Do đó, đối với bệnh trĩ giai đoạn nặng (trĩ độ 3 hoặc độ 4) hoặc có biến chứng trĩ thì các loại thuốc dùng không đạt được hiệu quả chữa bệnh nhiều”.

BS Cường cho biết thêm, trong quá trình công tác, tôi thấy có rất nhiều người (có thể là bệnh nhân, có thể là người đang sở hữu bản quyền bài thuốc hoặc loại thuốc chữa trĩ) kể, điện thoại trực tiếp, gửi mail nói là bài thuốc này thuốc kia chữa trĩ tốt lắm.

  Một trường hợp bị biến chứng ở hậu môn do dùng thuốc bôi trĩ không rõ nguồn gốc

Một trường hợp bị biến chứng ở hậu môn do dùng thuốc bôi trĩ không rõ nguồn gốc

Tôi đã nói thẳng với họ: Nếu các bài thuốc/ loại thuốc thực sự tốt, có giá trị chữa bệnh trĩ thì với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y tế giao cho bệnh viện, chúng tôi rất muốn tìm, thừa kế lại những bài thuốc hoặc những giải pháp y học cổ truyền mà có thể ứng dụng chữa bệnh. “Còn với tư cách cá nhân là một thành viên trong ban lãnh đạo của BV, một bác sĩ chuyên khoa sâu về hậu môn trực tràng, tôi sẵn sàng báo cáo với BV, Bộ y tế mời các bác về đây cùng hợp tác cùng chữa bệnh, điều trị cho bệnh nhân vì bệnh nhân ở đây rất đông. Thế nhưng, rất tiếc chẳng thấy ai tự tin đến”- BS Cường nhấn mạnh.

Theo các bác sĩ, để điều trị hiệu quả bệnh trĩ, bệnh nhân cần phải được phát hiện sớm bệnh. Nếu xác định đúng bệnh trĩ thì cần được tư vấn bởi đúng bác sĩ chuyên khoa về hậu môn trực tràng. Từ đó mới xác định đúng hình thái bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

Xem thêm: Thuốc bôi trĩ, cảnh báo những biến chứng nguy hiểm

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO