Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Thuốc bôi trĩ có thành phần cao lá lốt có tốt không?

Trong Đông y, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, được sử dụng làm thành phần trong các bài thuốc bôi trĩ, thuốc đau nhức xương khớp, đầy bụng, nôn mửa.

  Lá lốt được sử dụng làm thành phần trong bài thuốc từ thảo dược chữa bệnh trĩ

Lá lốt được sử dụng làm thành phần trong bài thuốc từ thảo dược chữa bệnh trĩ

Thuốc bôi trĩ có thành phần cao lá lốt có tốt không, có chữa được bệnh không là câu hỏi của nhiều người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tác dụng của lá lốt và các bài thuốc từ lá lốt.

Theo lương y Đồng Xuân Toán, lá lốt là một vị thuốc trong Đông y, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt nên được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh.

Các tài liệu về y học cổ truyền cũng có ghi, lá, thân và rễ của cây lá lốt chứa alcaloid và tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.

Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh tỳ và phế có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chỉ thống, trừ phong thấp, kiện vị, tiêu thực, giảm đau, cầm nôn.

Với những tác dụng kể trên, lá lốt được dùng trong các bài thuốc Đông y để điều trị phong thấp, thấp khớp mạn, đau lưng, đau khớp, đau nhức xương, tay chân lạnh tê bại, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…

Trong dân gian, người dân Việt Nam thường dùng lá lốt làm gia vị hay làm thuốc sắc uống chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồi hôi tay, chân, bệnh đi ngoài lỏng. Ngày dùng 5 – 10 g lá phơi khô hay dùng 15 – 30g lá tươi. Sắc lấy nước chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

  Lá lốt cũng được sử dụng để chữa đau nhức xương khớp, đầy bụng, nôn mửa...

Lá lốt cũng được sử dụng để chữa đau nhức xương khớp, đầy bụng, nôn mửa...

Một số bài thuốc chữa bệnh có chứa lá lốt

Chữa chân tay đau nhức: Là lốt, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước, tất cả đều dùng tươi thái mỏng sao vàng, mỗi vị đều nhau 15g khô, sắc với 600ml nước, cố còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt: Lá lốt, ngải cứu, đều bằng nhau, đem giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng rồi đem đắp hoặc chườm nóng và vùng đau nhức.

Chữa đầy bụng, nôn mửa: Dùng khoảng 10 – 20 g lá lốt đem sắc uống.

Chữa phong thấp, đau nhức xương: Lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoọng 16g, sắc uống hàng ngày.

Chữa đái tháo đường: Rễ cây lá lốt, rễ rau ngót, rễ cườm gạo, cối xay, mỗi vị 20g. Các vị băm nhỏ sao qua, cho 4 bắt nước sắc nhỏ lửa còn 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa bệnh trĩ: Dùng lá lốt, lá cúc tần, lá ngải cứu, lá sung, mỗi thứ 1 nắm và thêm vài lát nghệ. Tiếp đó đem các loại thảo dược rửa sạch, đun sôi với nước sạch và để nguội khoảng 30 – 40 độ C. Sau đó, dùng nước này để ngâm, xông và rửa hậu môn khoảng 15 phút. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần và làm kiên trì để giúp giảm sưng đau, ngứa rát vùng hậu môn do bệnh trĩ gây ra. 

An Bình/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO