Báo Điện tử Gia đình Mới

Chuyên gia y tế cảnh báo cắt móng không đúng cách cũng có nguy cơ cụt chân!

Chỉ một vết thương nhỏ bị coi thường cũng có thể dẫn đến viêm loét nặng, cắt cụt chân, thậm chí tử vong ở bệnh nhân tiểu đường. Điều đáng nói là rất nhiều người không biết mình mắc căn bệnh dễ gặp này, vì vậy nguy cơ có thể đến với bất cứ ai.

Hỏi: Tôi có người nhà mức bệnh tiểu đường tuyp 2. Tôi thấy trong các tư vấn của bác sĩ dành cho bệnh nhân tiểu đường thường nhắc nhở và lưu ý bệnh nhân hết sức cẩn thẩn khi cắt móng chân tay, tránh để xước hoặc chảy máu. Xin hỏi bác sĩ vì sao lại có khuyến cáo này?

(Nguyên Văn Thanh- Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội)

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, Phó trưởng khoa Chăm sóc bàn chân, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Việc cắt móng chân tưởng chừng hết sức đơn giản và vô hại lại có thể gây ra biến chứng đáng sợ, thậm chí hoại tử và cắt cụt chân với những ai tiểu đường.

Cụ thể đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân phải cắt bỏ chân chỉ vì coi thường vết thương khi cắt móng chân.

Những vết thương tưởng nhẹ ấy do bị bẩn trong quá trình sinh hoạt, vết loét lan dần, bôi thuốc mỡ không lành, lan rộng ra gây hoại tử. Có trường hợp khác vì cắt vết chai ở chân cũng dẫn đến loét lan rộng và ăn sâu, gây có mủ.

Thực chất nguyên nhân sâu xa là gì? Bệnh nhân tiểu đường lượng đường trong máu luôn cao, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, đôi khi chỉ vết thương nhỏ không được chăm sóc kỹ cũng có thể gây biến chứng khôn lường.

Điều đáng sợ là có rất nhiều người coi thường những vết thương nhỏ, và cũng rất nhiều người coi thường bệnh tiểu đường, dù nó là một căn bệnh được xếp vào hàng nguy hiểm.

2/3 số người mắc bệnh tiểu đường không biết mình mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, bất cứ ai coi thường sức khỏe của mình cũng có nguy cơ đáng sợ với những biến chứng này.

Để hạn chế biến chứng, chuyên gia Bệnh viện Nội tiết đưa ra 12 cách chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường, trong đó khuyến cáo lỗi phổ biến như cắt móng chân, ngâm chân... sai cách.

  11 bước kiểm tra bàn chân hàng ngày của người bệnh tiểu đường

11 bước kiểm tra bàn chân hàng ngày của người bệnh tiểu đường

Chăm sóc móng chân

Không để móng chân mọc quá dài

- Cách cắt móng chân:

+ Nếu thị lực kém nên nhờ người thân trong gia đình cắt móng chân

+ Cắt móng chân ngay sau khi tắm, khi đó móng sẽ mềm và dễ cắt

  Bệnh nhân tiểu đường không nên để móng chân quá dài

Bệnh nhân tiểu đường không nên để móng chân quá dài

+ Cắt móng chân theo đường ngang.Tránh cắt móng sâu vào phía trong. Dùng giũa để giũa những góc sắc nhọn và những cạnh thô ráp.

+ Không được dùng những vật sắc nhọn đào sâu dưới móng chân hoặc da quanh móng

+ Phải giũa những móng chân dày

- Đặc biệt lưu ý, khi bệnh nhân có móng chân quặp rất dày hoặc có xu hướng tách đôi khi cắt thì cần đến gặp bác sĩ ngay chứ không được tự ý cắt.

Kiểm tra bàn chân hàng ngày

Buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra bàn chân. Chọn một nơi có đủ điều kiện ánh sáng để quan sát bàn chân và các kẽ chân xem có vết xước, vết phồng rộp, vết thâm, cục chai chân hay chỗ nào đau không?

Nếu bệnh nhân không tự cúi xuống kiểm tra được thì có thể dùng gương để quan sát hoặc nhờ người thân kiểm tra giúp

Rửa chân hàng ngày

  Rửa ngâm chân có tác dụng rất tốt với bệnh nhân tiểu đường

Rửa ngâm chân có tác dụng rất tốt với bệnh nhân tiểu đường

Rửa kỹ bàn chân và kẽ ngón chân (Dùng bọt biển hoặc khăn mềm rửa thật nhẹ nhàng). Rử̉a bằng nước ấm và xà bông trung tính. Không ngâm chân quá 5 phút.

Sau khi rửa lau thật khô da và các kẽ ngón chân. Nếu da chân bị khô sử dụng kem làm ẩm da (lưu ý bệnh nhân không được bôi kem vào kẽ ngón chân).

Phòng tránh các vết bỏng

Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm rửa bằng cách dùng nhiệt kế hoặc mu bàn tay, khuỷu tay. Nhiệt độ nước không nóng quá cũng không lạnh quá. Khoảng 37ºC là tốt nhất.

Không sưởi ấm chân bằng các phương pháp như sưởi bằng lò than, sưởi bằng viên gạch nung nóng; không dùng nước nóng để xông hơi bàn chân hoặc ngâm chân; không đốt lá ngải hơ chân; tắt chăn điện…vì dễ gây bỏng .

Thoa kem chống nắng lên chỗ da để trần khi đi ra nắng.

Khi chân có vết chai

Không được tự ý cắt vết chai mà phải đến gặp bác sỹ

Mang giày tất, phù hợp với chân

Tất: Hướng dẫn người bệnh nên chọn tất bằng len hoặc cotton, tất có độn bông, mũi tất không chật, đường may nổi không thô, ráp. Tất cao đến đầu gối không được khuyên dùng

- Giày:

+ Chọn giày rộng và sâu ở phần mũi, có đế cao su dày, gót không cao, đệm gót chắc chắn, buộc dây hoặc băng dán, lót trong nhẵn.

+ Nên mua giày vào buổi chiều 

+ Khi thử giày, người bệnh phải đo cả hai chân, đứng để thử giày

+ Không bao giờ đi giày mới cả ngày

+ Không bao giờ được đi chân trần

Nếu chân bị nhiễm trùng

Sát trùng vết thương và đến bệnh viện khám ngay

Giữ cho mạch máu lưu thông

- Đặt chân lên ghế theo tư thế nằm ngang khi ngồi xuống

  Bệnh nhân tiểu đường không nên vắt chéo chân quá lâu

Bệnh nhân tiểu đường không nên vắt chéo chân quá lâu

- Không bắt chéo chân trong thời gian dài

- Không đi những đôi tất chật hoặc thắt nút quanh cổ chân

- Cử động ngón chân trong 5 phút từ 2-3 lần trong ngày. Tập vận động bàn chân hàng ngày để tăng lưu thông mạch máu ở bàn chân như: đi bộ, đạp xe,…

Có lối sống lành mạnh

Người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ tốt chế độ ăn, tập luyện hợp lý, thực hiện thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ, biết cách theo dõi đường huyết, không hút thốc lá, uống rượu bia… để quản lý tốt bệnh đái tháo đường, qua đó phòng ngừa các biên chứng có thể xảy ra.

Nên đến gặp bác sỹ khi:

- Có vết loét mà không bắt đầu lành trong vòng 2 tuần

- Có móng chân quặp rất dày hoặc có xu hướng tách đôi khi cắt

- Có các cục chai chân, các vết xước hoặc các vấn đề khác mà không giải quyết được

                                                                      Hồng Ngọc/GIADINHMOI.VN

Chuyên gia y tế cảnh báo cắt móng không đúng cách cũng có nguy cơ cụt chân! 4

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO