Báo Điện tử Gia đình Mới

Đỉa chui vào người kí sinh bằng cách nào và tại sao lại khó phát hiện?

Thời gian gần đây, các cơ sở y tế tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị đỉa chui vào người, sống ký sinh gây ra các bệnh lý phức tạp. 

  Hình ảnh con đỉa được gắp ra từ người bệnh nhân nam có triệu chứng ho ra máu, ho lâu ngày không khỏi

Hình ảnh con đỉa được gắp ra từ người bệnh nhân nam có triệu chứng ho ra máu, ho lâu ngày không khỏi

Hàng loạt bệnh nhân nhập viện do đỉa chui vào người

Gần đây nhất, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ tiếp nhận trường hợp một bệnh nhân nam ho nhiều về đêm, khó thở, ho ra máu. Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ khám và nội soi ra con đỉa dài gần 10 cm, to bằng ngón tay trong khí quản bệnh nhân. Tình trạng bệnh của bệnh nhân kéo dài suốt khoảng 1 năm trở lại đây.

Trước đó không lâu, khoảng tháng 1/2018, Bệnh viện đa khoa Đức Minh (Hà Giang) tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nữ bị đỉa sống ký sinh trong khoang mũi gây triệu chứng điển hình của viêm xoang. Con đỉa này được đánh giá là sống trong người bệnh nhân khoảng 3 tháng. 

Qua hầu hết các trường hợp bệnh nhân có đỉa sống ký sinh, hầu hết đỉa đều trú ngụ trong cơ thể một khoảng thời gian dài nhưng người bệnh không phát hiện ra đến khi cơ thể có những triệu chứng bất thường. 

Lí giải cho việc trên, bác sĩ Lê Thanh Huyền - Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, bệnh nhân bị đỉa ký sinh trong cơ thể người thường là người miền núi, hay sử dụng nước trong các khe suối trong mối chuyến đi rừng. 

Con đỉa, con vắt khi mới chui vào cơ thể theo đường nước vào mũi, họng, những con này có kích thước bé xíu nhưng khi vào cơ thể một thời gian ngắn chúng sẽ hút máu và phát triển rất nhanh.

Các bác sĩ đưa ra lời khuyến cáo người dân miền núi không nên sử dụng nguồn nước không đảm bảo ở các khe suối để uống, sinh hoạt để tránh hiện tượng đỉa, vắt chui vào người.

Làm sao để biết đỉa chui vào người?

Đỉa vào người thường có biểu hiện chảy máu liên tục do loài vật này tiết ra một loại chất có tác dụng chống đông máu. Vì vậy, tuỳ theo nơi đỉa kí sinh, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu… 

Ngoài ra, khi đỉa bám vào cơ thể sẽ gây cảm giác khó chịu, đau, kích thích khu vực đỉa hút hay viêm chảy mủ. 

Với một số trường hợp cụ thể, nếu đỉa bám ở hầu, khí quản có thể gây khó thở, ngạt thở. Đỉa chui vào mắt sẽ gây chảy nước mắt, người bệnh sợ ánh sáng.

Theo bác sĩ, việc điều trị đỉa ký sinh sẽ được xử trí tùy theo từng trường hợp và bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được giải quyết.

Khi bị đỉa xâm nhập vào các hốc tự nhiên, nên súc miệng bằng nước muối mặn hoặc hít vào chất có mùi cay, mùi hăng.

Nếu đỉa bám ở vùng nông, có thể dùng ống soi để gắp đỉa ra; nếu đỉa bám vào ở sâu, phải gây tê và dùng dụng cụ chuyên dùng để gắp đỉa ra; nếu ở quá sâu phải mổ để lấy đỉa. Nếu đỉa chui vào đường sinh dục, dùng nước muối đậm đặc để ngâm hoặc bơm vào cũng có thể có tác dụng làm cho đỉa chết hoặc đỉa tự chui ra.

Hồng Hải/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO