Báo Điện tử Gia đình Mới

Đồ chơi phát nổ làm bé trai 8 tuổi bị thương nặng ở tay, ngực

Đang chơi với đống đồ chơi chạy bằng pin, bỗng nhiên đồ chơi phát nổ làm cho cậu bé 8 tuổi bị thương nặng phải vào viện cấp cứu.

Ngày 15/8, bé T.Đ.T.K. (8 tuổi, ở Hưng Nguyên, Nghệ An) được đưa vào Bệnh viện ĐKTP Vinh cấp cứu trong tình trạng vết thương phần mềm rất phức tạp ở cổ tay phải, tổn thương động mạch quay, rách bao thần kinh quay, gãy trật đầu dưới xương quay và khớp quay trụ dưới.

Vết thương mất da, lộ xương phía trụ vùng cổ tay, đa vết thương phần mềm vùng ngực, bàn tay bên phải.

Bé T.Đ.T.K. bị thương nặng do đồ chơi phát nổ và đang được nhân viên y tế chăm sóc

Bé T.Đ.T.K. bị thương nặng do đồ chơi phát nổ và đang được nhân viên y tế chăm sóc

Theo lời kể của người thân bệnh nhi, trong lúc mẹ bé đang bận làm việc ngoài sân, 2 anh em chơi đồ chơi trong nhà với các loại đồ chơi chạy bằng pin, sau khi nghe thấy tiếng nổ lớn, người mẹ hốt hoảng chạy vào thì chị đã thấy con trai bị thương nặng.

Ngay sau khi bệnh nhi vào viện, bác sĩ CKI Vương Quốc Việt - Khoa Ngoại, Bệnh viện ĐKTP Vinh đã nhanh chóng xử trí vết thương, cắt lọc vết thương, đặt lại xương và khớp quay trụ dưới, khâu bao thần kinh quay, xử lý động mạch quay, đồng thời đặt nẹp bột cẳng bàn tay trái cho bé.

Hiện tại, tình trạng bệnh nhân đã ổn định, bé đã vận động tốt các ngón tay.

Bác sĩ CKII Hồ Văn Thăng – PGĐ Bệnh viện khuyến cáo, các bậc phụ huynh và nhà trường hết sức lưu ý, quan tâm đến con trẻ, cảnh báo nguy cơ dẫn đến thương tích cao của đồ chơi liên quan đến điện và các chất gây nổ.
Đặc biệt, khi mà các đồ chơi hiện đại ngày càng nhiều mà trẻ nhỏ thì luôn hiếu động, tò mò, trong khi kiến thức về rủi ro và mối nguy thì chưa được trang bị tốt thì sẽ rất dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc Công ty Tư vấn tâm lý An Việt Sơn): Đồ chơi an toàn đối với trẻ được hiểu là đồ mà trẻ chơi sẽ không gây đau đớn cho trẻ, không cháy nổ, đồ chơi không có hóa chất độc hại để không gây tổn thương cho trẻ khi chơi… 

Đặc biệt, người lớn phải luôn nhớ rằng, trẻ nhỏ thường thích ngậm đồ chơi vào miệng nên khi chọn đồ chơi không được chọn đồ sắc nhọn, không chọn vật nhỏ tròn để trẻ không thể nhét vào miệng, mũi, tai gây hóc, tắc dị vật khi chơi đồ chơi. 

Cũng không nên cho trẻ chơi những đồ chơi để trẻ phải căng mắt ra để nhìn, vì sẽ gây ảnh hưởng đến thị giác của trẻ. Hay những đồ chơi có mùi vị không thích hợp cũng sẽ ảnh hưởng đến khứu giác của trẻ; Đồ chơi phát ra tiếng ồn lớn cũng làm ảnh hưởng thính giác trẻ. 

Do đó, phải chọn lựa những đồ chơi an toàn, thích hợp, tốt đẹp đối với từng lứa tuổi của trẻ. Nếu đồ chơi không thỏa mãn được 3 tiêu chí mà tôi đã nói ở trên thì không thể coi đó là đồ chơi thích hợp đối với trẻ.

L.Minh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO