Báo Điện tử Gia đình Mới

FDA cảnh báo thuốc giảm đau gây tử vong 36 người và hàng trăm người nhiễm độc

Kratom là một loại thảo dược có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, được quảng cáo như một thần dược giúp giảm lo âu, giảm đau và dùng làm liệu pháp thay thế cho người nghiện ma túy. Tuy nhiên, mới đây FDA đã có cảnh báo về tác dụng phụ nguy hiểm của thảo dược này.

kratom_cover

Cây kratom gây hại chẳng khác gì thuốc phiện?

Kratom được dùng khá phổ biến ở Hoa Kỳ, xuất hiện dưới dạng viên nang và bột.

Loại thực phẩm bổ sung (supplement) này được FDA cho rằng gây hại chẳng khác gì thuốc phiện, bao gồm cả gây nghiện và tử vong. Cơ quan này đang làm việc để chặn các lô hàng kratom từ khâu nhập khẩu.

FDA cung cấp số liệu: Từ năm 2010 – 2015, có 36 người chết liên quan đến các sản phẩm làm từ kratom, ngoài ra có hàng trăm ca nhiễm độc được báo cáo đến các cơ sở y tế.

Con số này đã tăng lên 10 lần từ năm 2010 đến 2015.

Scott Gottlieb, nhân viên ủy ban FDA nói rằng: ‘FDA cần sử dụng quyền hạn của mình để bảo vệ công chúng khỏi các chất gây nghiện như kratom, đó là một phần cam kết của chúng tôi để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng chất gây nghiện và ngăn ngừa mọi người giữ chất gây nghiện trái phép’.

Gottlieb cho biết cơ quan này đã bắt giữ và phá hủy các chuyến hàng kratom tại các cơ sở bưu điện quốc tế tại Mỹ.

FDA cũng thêm Đến nay, kratom vẫn còn hợp pháp theo luật liên bang của Mỹ, mặc dù một số tiểu bang đã cấm sử dụng, bao gồm Alabama, Arkansas, Indiana, Tennessee và Wisconsin.

Lo ngại về kratom đã xuất hiện từ lâu nay nhưng đến tháng 8/2017, loại thảo dược này thực sự gây chấn động sau khi gây ra cái chết của một viên cảnh sát 27 tuổi.

Nhân viên cảnh sát có tên Sergeant Matthew Dana (New York, Mỹ) đã qua đời vào ngày 6/8/2017. Kết quả khám nghiệm tử thi sau đó tiết lộ việc lạm dụng kratom đã gây ra cái chết của anh.

Điều bi kịch là, Sergeant Matthew Dana là một nhân viên cảnh sát làm việc trong lĩnh vực khám phá các vụ buôn bán ma túy. Những thông tin không đầy đủ về một loại thuốc giảm đau, giảm căng thẳng lo âu, chất cai nghiện thay thế đã dẫn đến cái chết của một người có hiểu biết về lĩnh vực này.

Lá cây kratom - hình ảnh trên một website về khoa học

Lá cây kratom - hình ảnh trên một website về khoa học

Kratom tiếp tục gây tranh cãi

Kết quả khám nghiệm tử thi Sergeant Matthew Dana cho thấy có máu và các chất lỏng khác trong phổi, dấu hiệu cho biết anh đã trải qua trạng thái phù phổi xuất huyết.

Đây là sự việc thúc đẩy FDA xem xét các phản ứng phụ của sản phẩm kratom.

Trước đó, Ủy ban quản lý lưu hành thuốc của Mỹ (DEA) đã có kế hoạch đưa cây kratom vào danh sách các loại thuốc bất hợp pháp, tương tự như cần sa, heroin.

Tuy nhiên, kế hoạch này bị trì hoãn vào tháng 10/2016 do ý kiến phản đối của công luận, bao gồm một bức thư do 62 thành viên của Quốc hội ký và một cuộc biểu tình tại Nhà Trắng do Hiệp hội Kratom Hoa Kỳ tổ chức.

Những người bảo vệ kratom cho rằng loại thảo dược này có ít tác dụng phụ hơn các loại giảm đau, giảm lo lắng, điều trị nghiện sử dụng dược chất có nguồn gốc ma túy.

Họ cũng khẳng định phân loại kratom là một chất bất hợp pháp sẽ cản trở nghiên cứu y học về các ứng dụng điều trị tiềm tàng của nó.

Đại diện DEA cho biết vào tháng 10/2016 rằng họ sẽ hoãn kết luận về kratom cho đến khi FDA ra khuyến cáo.

Đến thời điểm này, nhiều cuộc biểu tình phản đối quyết định của FDA vẫn đang diễn ra tại Mỹ.

Kratom là cây gì và có được sử dụng ở Việt Nam không?

Kratom tên khoa học là mitragyna speciosa, có nguồn gốc từ một loại cây ở vùng Đông Nam Á thuộc họ cà phê dùng để giảm đau.

Bột hoặc lá của loại cây này giúp tiêu hóa tốt và thường được chế biến dưới dạng chè hoặc thuốc hút, đôi khi còn nhai trực tiếp. Chỉ cần vài gam kratom có thể làm cho người ta say ngây ngất tới 3 giờ.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thủy (Bệnh viện Châm cứu Trung ương) cho biết ở Việt Nam không dùng kratom trong điều trị cho bệnh nhân bị trầm cảm, lo âu hay điều trị thay thế cho người nghiện ma túy.

Bác sĩ Thủy cho biết: ‘Hiện tại Việt Nam không sử dụng kratom trong điều trị.

Kratom là một cây bản địa ở Đông Nam Á, tuy nhiên ở Việt Nam không thấy xuất hiện. Theo các tài liệu y khoa, cây này chủ yếu xuất hiện ở Thái Lan, tập trung nhiều ở miền Nam Thái Lan’.

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO