Báo Điện tử Gia đình Mới

Nhờ phẫu thuật trích tinh trùng, cặp vợ chồng hái ‘quả ngọt’ sau 7 năm hiếm muộn

Bị hiếm muộn hơn 7 năm, bệnh nhân đã khám tại nhiều nơi và đều được kết luận nguyên nhân hiếm muộn là không có tinh trùng trong tinh dịch, nhưng sau 1 năm phẫu thuật trích tinh trùng đã gặt hái quả ngọt.

Khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh lần đầu tiên thực hiện Phẫu thuật trích tinh trùng từ tinh hoàn (TESE) cho bệnh nhân vô sinh nam Nguyễn Hoàng P. (28 tuổi) vào ngày 12/12/2017.

Đến nay, sau 1 năm gia đình anh Nguyễn Hoàng P. đã có thêm một thành viên mới cực kỳ đáng yêu.

Trước đó, bệnh nhân Nguyễn Hoàng P. thường trú tại Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh hiếm muộn hơn 7 năm.

Bệnh nhân đã khám tại nhiều cơ sở y tế và đều được kết luận nguyên nhân hiếm muộn là “không có tinh trùng trong tinh dịch” và cũng đã được chỉ định chọc hút mào tinh tìm tinh trùng (PESA) hai lần nhưng đều không thu nhận được tinh trùng.

  Bác sĩ tiến hành phẫu thuật trích tinh trùng từ tinh hoàn cho bệnh nhân

Bác sĩ tiến hành phẫu thuật trích tinh trùng từ tinh hoàn cho bệnh nhân

Bệnh nhân được thực hiện “Phẫu thuật trích tinh trùng từ tinh hoàn” tại Khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, sau 45 phút thực hiện ê kíp đã thu nhận được sáu mẫu tinh trùng từ mô tinh hoàn và tiến hành trữ đông lạnh ở -196 độ C để làm thụ tinh trong ống nghiệm cho vợ anh vào tháng sau.

Bác sĩ nam khoa Đặng Hữu Lam, một trong những người tham phẫu thuật cho bệnh nhân chia sẻ, tần suất nam giới hiếm muộn đến khám tại Khoa hỗ trợ sinh sản được chẩn đoán không có tinh trùng trong tinh dịch do tắc nghẽn hoặc suy giảm chức năng sinh tinh tuy không nhiều nhưng nếu không can thiệp bằng các kỹ thuật cao như phẫu thuật trích tinh trùng từ mào tinh (MESA) hoặc tinh hoàn (TESE) để lấy tinh trùng thì đều không thể có thể có con với chính tinh trùng của mình được.

Kỹ thuật TESE được thực hiện cho bệnh nhân không có tinh trùng trong tinh dịch và thực hiện chọc hút mào tinh cũng không có tinh trùng.

TESE được làm như thế nào?

- Bệnh nhân sẽ được gây mê và giảm đau trước khi thực hiện phẫu thuật.

- Bác sĩ sẽ trích rạch da bìu, bộc lộ tinh hoàn và lấy một vài mẫu mô tinh hoàn

- Mẫu mô đó được chuyển cho các chuyên viên phôi học, xay nhỏ để tìm tinh trùng dưới kính hiển vi độ phóng đại lớn.

- Nếu có tinh trùng, sẽ thực hiện đông lạnh bằng Ni tơ lỏng và dùng cho thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của người vợ sau này.

- Một phần mẫu mô tinh hoàn sẽ được chuyển cho chuyên gia mô bệnh học để đánh giá chi tiết.

- Thời gian thực hiện kỹ thuật khoảng 30 - 45 phút, bệnh nhân hồi phục nhanh.

- Cơ hội tìm thấy tinh trùng cao hơn so với kỹ thuật Chọc hút tinh hoàn tìm tinh trùng (TESA) trước đây.

L.Minh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO