Báo Điện tử Gia đình Mới

Phát hiện gây sốc về trầm cảm sau sinh qua chiếc camera đặc biệt theo dõi 2.300 bà mẹ

Việc theo dõi này đã tiến hành trong 25 năm với 2.300 bà mẹ để rút ra những kết luận quan trọng về trầm cảm sau sinh...

Trầm cảm sau sinh khó điều trị do các bà mẹ không dám thừa nhận mình mắc bệnh

Trầm cảm sau sinh khó điều trị do các bà mẹ không dám thừa nhận mình mắc bệnh

Những người mẹ trẻ được gắn camera trên đầu. Họ đi lại, chăm sóc con cái và thực hiện các hoạt động thường ngày với chiếc camera đó…

Đó là hình ảnh kỳ lạ của một nhóm phụ nữ tham gia khảo sát về mức độ trầm cảm của trường Đại học Bristol (Anh Quốc).

Những chiếc camera gắn trên đầu giúp các nhà khoa học tìm hiểu các bà mẹ tương tác như thế nào với con mình, đồng thời họ quan sát được mức độ khỏe mạnh về tinh thần của những người phụ nữ này. Đặc biệt hơn cả, kết quả sẽ được so sánh với mức độ trầm cảm của chính mẹ đẻ hoặc mẹ chồng họ.

Phụ nữ hiện đại mắc trầm cảm cao hơn 51% so với thế hệ trước

Dự án nghiên cứu của trường Đại học Bristol khởi đầu từ… 25 năm trước. Đó là một dự án độc đáo, trong đó các nhà khoa học nghiên cứu sức khỏe tâm thần của hơn 2.300 bà mẹ mang thai.

Dự án có thời gian nghiên cứu “siêu lâu dài” này tiếp tục tìm hiểu sức khỏe tâm thần của những người con gái, hoặc bạn gái của con trai, con dâu của những bà mẹ đã từng tham gia vào nghiên cứu trước đây.

Kết quả cho thấy: những bà mẹ thế hệ sau (mang thai trong thời gian từ năm 2012 – 2016) có nguy cơ mắc trầm cảm hoặc lo lắng nhiều hơn so với mẹ/mẹ chồng của họ tới 51%.

Các tác giả nghiên cứu cho rằng đó có thể là do phụ nữ hiện đại làm việc nhiều hơn so với 25 năm trước, đồng thời họ lo lắng nhiều về việc mang thai, sinh con sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân.

Ngoài ra, người phụ nữ hiện đại chịu nhiều sức ép hơn do chi phí nhà ở, nuôi con, các chi phí khác trong cuộc sống đều đắt đỏ hơn.

Một điều đặc biệt nữa được các nhà khoa học chỉ ra là, phụ nữ hiện đại có nhiều mong muốn và tham vọng hơn, do đó nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh cũng cao hơn so với thế hệ trước.

Con số các bà mẹ hiện đại vật lộn với chứng trầm cảm sau sinh tăng 51% so với thế hệ trước - Ảnh minh họa

Con số các bà mẹ hiện đại vật lộn với chứng trầm cảm sau sinh tăng 51% so với thế hệ trước - Ảnh minh họa

Làm thế nào để giúp đỡ những người mẹ trầm cảm sau sinh?

Điểm đáng lo ngại của chứng bệnh trầm cảm sau sinh là những người mẹ bị bệnh không biết hoặc không muốn thừa nhận mình mắc bệnh.

Nếu bạn làm mẹ lần đầu, những ngày mong đợi em bé chào đời sẽ tràn đầy niềm vui. Do đó, khi bé đã ra đời, bạn sẽ thực sự khó chịu và bối rối khi… cảm thấy ngược lại.

Bạn hoàn toàn không đơn độc nếu như mắc chứng bệnh trầm cảm sai sinh. Hàng năm có 3 triệu phụ nữ mắc hội chứng trầm cảm sau sinh tại Mỹ. Khoảng 1/5 số này im lặng, cam chịu chứng bệnh này. Trên thế giới tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh là 10%, nhưng con số thật có thể cao hơn nhiều lần, do nhiều bà mẹ che giấu cảm xúc của mình.

Trầm cảm sau sinh có nhiều biểu hiện như buồn rầu, mất ngủ, hay quên, khó chịu và khó để giao tiếp với trẻ. Nhiều bà mẹ còn có ý định gây tổn thương cho con và cho chính bản thân mình do hội chứng này. Chính vì yếu tố này mà việc chăm sóc, hỗ trợ, điều trị chứng trầm cảm sau sinh thực sự giống như hành động “cứu mạng” với cả các bà mẹ và em bé.

Trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện vài ngày ngay sau khi em bé chào đời, kéo dài từ 1 – 2 tuần tiếp theo rồi tự nhiên biến mất. Tuy nhiên nếu cảm giác của bạn rất mãnh liệt, hoặc không thuyên giảm sau 2 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý để đề phòng chứng trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau sinh dễ bị nhầm lẫn với cảm giác căng thẳng, mệt mỏi

Đôi khi khó có thể nói sự khác biệt giữa trầm cảm lâm sàng và căng thẳng bình thường, sự kiệt sức của những ngày bé mới chào đời. Nhưng nếu cảm giác buồn bã hoặc tuyệt vọng của bạn quá mạnh đến nỗi họ ngăn cản bạn không thể thực hiện các công việc hàng ngày của bạn - chẳng hạn như chăm sóc bản thân và những người khác - bạn có thể mắc chứng trầm cảm sau sinh. .

Sau đây là những biểu hiện lâm sàng của trầm cảm sau sinh:

- Buồn bã, hay tuyệt vọng

- Hay khóc 

- Mất hứng thú hoặc thiếu hứng thú trong các hoạt động và sở thích thông thường

- Rắc rối rơi vào giấc ngủ vào ban đêm, hoặc gặp khó khăn trong việc thức giấc trong ngày

- Ăn không ngon miệng hoặc ăn quá nhiều, giảm cân hoặc tăng cân không chủ ý

- Có cảm giác tội lỗi

- Bồn chồn hoặc chậm chạp

- Khó tập trung hoặc ra quyết định

- Cảm thấy cuộc sống không đáng sống

Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

- Bực bội hoặc tức giận

- Xa lánh bạn bè và gia đình

- Lo lắng thái quá về con, không thấy hào hứng khi bên con

Nếu phát hiện thấy người thân, bạn bè mắc những triệu chứng trên, bạn có thể giúp đỡ họ bằng cách thực hiện: “10 mẹo đơn giản để không bỏ rơi người bị bệnh trầm cảm”

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO