Báo Điện tử Gia đình Mới

Tại sao sau 100 năm từ 'đại dịch cúm' 1918, tiến bộ y tế vẫn chưa hết lo ngại?

2018 là kỷ niệm tròn 100 năm xảy ra đại dịch cúm toàn cầu, một dịch bệnh chết chóc nhất trong lịch sử loài người, ảnh hưởng tới 1/3 dân số thế giới và làm tử vong từ 50 – 100 triệu người.

Đại dịch cúm năm 1918 - bức ảnh chụp tại một phòng cấp cứu ở Kansas, Mỹ

Đại dịch cúm năm 1918 - bức ảnh chụp tại một phòng cấp cứu ở Kansas, Mỹ

Bệnh nhân cúm được cấp cứu tại Mỹ vào tháng 1/2018, khi dịch cúm diễn ra trầm trọng

Bệnh nhân cúm được cấp cứu tại Mỹ vào tháng 1/2018, khi dịch cúm diễn ra trầm trọng

Vào năm 1918, các nhà khoa học tổng kết trên toàn thế giới, cứ 100 người thì có 1 người chết vì cúm.

Dịch cúm năm 1918 ảnh hưởng đặc biệt trầm trọng đến những người trẻ tuổi và khỏe mạnh, tuổi từ 20 – 40. Tuổi bị tử vong nhiều nhất là 28 tuổi.

Những thanh niên trẻ tuổi trong quân đội, đặc biệt là những người sống trong các khu doanh trại chật chội ở mặt trận, bị tử vong nhiều nhất.

Ước tính rằng dịch cúm đã làm nhiều lính đánh bộ và thủy thủ Mỹ thiệt mạng hơn so với vũ khí của địch trong Thế chiến I.

Một năm sau khi bùng phát, đại dịch toàn cầu này đã giết chết gấp đôi số 10 triệu người tử vong trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Tại sao tiến bộ y tế không giảm bớt lo ngại về dịch cúm 2018?

Kể từ đại dịch cúm năm 1918, thế giới đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc trong việc kéo dài tuổi thọ con người với tuổi thọ trung bình hiện nay ở mức 72 tuổi, gấp đôi so với tuổi thọ trung bình cách đây một thế kỷ.

Kháng sinh trở nên phổ biến sau Chiến tranh thế giới II.

Những tiến bộ đáng trong điều kiện vệ sinh, nơi ở, chế độ dinh dưỡng, cung cấp vacxin cúm cũng đã diễn ra trên quy mô toàn cầu.

Nếu như cúm và viêm phổi là các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu vào đầu thế kỷ 20, thì đến năm 2015, 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới không bao gồm 2 bệnh này.

Tuy nhiên, số ca bệnh cúm theo mùa vào năm 2017 và vẫn tiếp tục đầu năm 2018 đã lên đến hàng triệu người ở nhiều quốc gia như Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Anh.

Dịch cúm này được báo cáo là “vụ bộc phát năm tồi tệ nhất” trong vòng nhiều năm.

Các nhà khoa học ước tính rằng dịch cúm mùa này có thể ảnh hưởng đến 15% dân số toàn cầu, gây ra hậu quả kinh tế to lớn. Chi phí ước tính để xử lý đại dịch cúm ở Hoa Kỳ, theo giả định sẽ là hơn 100 tỷ đô la Mỹ.

Vào đầu năm 2018, các nhà chức trách ở Hồng Kông đã phải đóng cửa trường mầm non và trường tiểu học sớm để nghỉ Tết Nguyên đán. Đây là giải pháp để giảm bớt sự tiếp xúc và từ đó gây lan truyền dịch bệnh.

Những nguyên nhân khiến một đại dịch tương tự như 100 năm trước vẫn có thể xảy ra là:

  • Dân số thế giới đã tăng gấp bốn lần trước đây, lên 7,6 tỷ người, và đã chuyển từ nông thôn sang sống ở thành thị chủ yếu. Hàng triệu người sống trong các khu vực chật hẹp chính là cơ hội khiến cho dịch bệnh lây lan.
  • Mọi người đi lại nhiều hơn, do du lịch, giao lưu kinh tế toàn cầu... Ước tính có 258 triệu người sống ở nước ngoài, và không dưới 1 tỷ lượt người qua lại biên giới hàng năm.
  • Tình hình nhân khẩu như vậy kết hợp với các dịch vụ y tế bị quá tải ở một số quốc gia, sự gần gũi của con người đối với vật nuôi, đặc biệt là gia cầm, tạo điều kiện cho sự lan truyền nhanh chóng của bệnh cúm.
  • Vắc-xin phòng cúm đã trở nên phổ biến, tuy nhiên hiệu quả của biện pháp này là hạn chế, do các chủng cúm liên tục thay đổi, đột biến và tiến hóa.
Trẻ em ở Hong Kong phải nghỉ Tết sớm để ngăn ngừa dịch cúm lan tràn

Trẻ em ở Hong Kong phải nghỉ Tết sớm để ngăn ngừa dịch cúm lan tràn

Cảnh báo phòng bệnh và khuyến cáo dùng vắc - xin cúm bị “tảng lờ”

Những khuyến cáo về phòng bệnh cúm được tuyên truyền rộng rãi nhưng cũng thường xuyên bị “tảng lờ”.

Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn bệnh cúm lan truyền là thực hiện chương trình tiêm chủng phòng cúm ở tất cả các nước. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi mọi người, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc bệnh – như người cao tuổi, nên tiêm vắc – xin phòng cúm hàng năm.

Một số khuyến cáo khác để phòng bệnh bao gồm: rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho, những người bệnh cúm cần cách ly cộng đồng, nghỉ ngơi, uống nhiều nước trong vòng 24 giờ sau khi bị sốt, xin ý kiến bác sĩ khi bệnh tiến triển phức tạp...

Vào năm Năm 2003, Hội đồng Y tế Thế giới đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các quốc gia tăng cường tiêm phòng vắc - xin cúm cho tất cả những người có nguy cơ cao.

Mục tiêu là đạt được độ bao phủ 75% trong số người cao tuổi vào năm 2010.

Số liệu vào năm 2015 về tỷ lệ tiêm chủng cúm theo mùa cho người cao tuổi cho thấy sự khác biệt lớn giữa các quốc gia.

Ví dụ, trong số 26 quốc gia Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD), không có nước nào đạt được tỷ lệ tiêm chủng 75% đối với người già, trừ Hàn Quốc đạt 82%.

Trên toàn cầu, chỉ có 5 quốc gia, bao gồm: Anh, Mỹ, New Zealand, Hà Lan, Israel là đạt được ít nhất 2/3 số người già được tiêm vắc - xin phòng cúm.

Tiêm phòng vắc xin vẫn là giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh cúm phát triển thành đại dịch toàn cầu

Tiêm phòng vắc xin vẫn là giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh cúm phát triển thành đại dịch toàn cầu

Tại sao đại dịch cúm trên toàn cầu vẫn hoàn toàn có thể xảy ra?

Các nhà nghiên cứu cho rằng một đại dịch cúm toàn cầu thứ 2 hoàn toàn có thể xảy ra, đe dọa toàn bộ nhân loại, kể cả cư dân của các nước giàu.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các bệnh viện tại Mỹ cũng thiếu các thiết bị y tế phù hợp để đối phó với một dịch cúm nghiêm trọng và ngành y tế nước này đang phải vật lộn với tình trạng cắt giảm chi phí trong suốt 15 năm qua.

Mặc dù các chuyên gia quân sự, an ninh cũng như các nhà sinh học, chuyên gia sức khỏe cộng đồng vẫn nhắc lại các khuyến cáo về phòng bệnh, nhưng các nhà lãnh đạo đã không tăng ngân sách để chuẩn bị đối phó với đại dịch cúm.

Hậu quả của đại dịch cúm được cho là sẽ còn trầm trọng hơn ở các nước đang phát triển.

Trong khi cư dân ở các nước giàu có thể tiếp cận với vắc – xin phòng cúm, các loại thuốc kháng vi – rút, thì người dân các nước nghèo không thể.

Trong ngắn hạn, các nước phát triển cũng quá bận rộn với việc đối phó với dịch bệnh này trong phạm vi nước họ, thay vì tăng cường sự hỗ trợ với các nước nghèo.

Một tin vui là: các chuyên gia về sức khỏe cộng đồng đã chỉ ra một cơ hội để đối phó với dịch cúm toàn cầu.

Đó là một loại vắc – xin có thể bảo vệ con người khỏi hầu hết hoặc đa số các chủng cúm, loại thuốc này có tác dụng kéo dài nhiều năm hoặc thậm chí cả đời.

Một loại vắc – xin như vậy sẽ xuất hiện trong tương lai gần, dựa trên những tiến bộ y học gần đây.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, loại “siêu vắc – xin” này có thể sẽ thay thế được việc tiêm vắc – xin nhắc lại hàng năm tốn kém và hại sức khỏe, đồng thời bảo vệ con người khỏi hầu hết các chủng cúm.

Mặc dù đó là một thách thức không hề đơn giản, vắc – xin chống cúm trên toàn cầu là cách duy nhất để ngăn chặn một đại dịch cúm chết chóc tái diễn trên toàn cầu.

Cho đến khi loại vắc – xin này được áp dụng, việc tăng cường các chương trình tiêm chủng ở các nước cần phải được tiến hành tích cực hơn nữa.

Theo Channelnewsasia.com

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO