Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Tại sao trẻ cười trong khi ngủ?

Nhiều người quan sát thấy trẻ cười trong khi ngủ. Tiếng cười của trẻ rất trong trẻo và thú vị. Vậy vì sao lại có chuyện này?

 Bé cười khi ngủ là một phản xạ bình thường

Tại sao trẻ cười trong khi ngủ? 0

Những giấc mơ của bé hình thành sớm nhất là trong bụng mẹ. Và tiếp tục hình thành khi là trẻ sơ sinh. 

Đôi khi, cười chỉ là một phản xạ bình thường trong giấc ngủ REM (giai đoạn cuối của giấc ngủ) được gọi là hoạt động ngủ. Một vài hoạt động trong vô thức như là cười mỉm hay cười thành tiếng trong khi bé ngủ.

Mỗi một lần như vậy có thể kéo dài khoảng 10- 20 giây, từ khoảng 10 tháng trở lên. Nếu đó là vấn đề bình thường và khiến bé thức giấc, hãy thử nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu nguyên nhân. 

Bé của bạn cần xử lý thông tin

Tại sao trẻ cười trong khi ngủ? 1

Trong suốt một ngày, đặc biệt là trong những tháng đầu đời, bé đang trải qua một đường cong học tập dốc. Từ việc học mở mắt, cười, khóc,… bé luôn trong quá trình xử lí thông tin.

Quá trình tiếp xúc với hoàn cảnh bên ngoài, bé có thể đang trải qua quá tải cảm giác. Nhưng khi cuối cùng cũng đến giờ đi ngủ, bộ não nhỏ của bé có thời gian để xử lý thông tin này.

Một cách để xử lý thông tin là cười hoặc khóc trong khi ngủ. Trong một vài tháng quan trọng cho sự phát triển, bé cũng học được rất nhiều về cảm xúc, những cảm xúc này được chuyển thành tiếng cười hoặc khóc.

Đừng cố đánh thức khi trẻ cười trong khi ngủ vì như vậy có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bé.

Hiểu chu kì giấc ngủ của bé tốt hơn

Trẻ có nhiều chu kỳ giấc ngủ ngắn hơn so với người lớn. Chu kỳ giấc ngủ của chúng ta kéo dài 90 phút mỗi giai đoạn, trong khi chúng ta trải qua 5 giai đoạn của giấc ngủ.

Bốn giai đoạn đầu tiên là giấc ngủ chuyển động mắt chậm (NREM), trong khi giai đoạn thứ năm là chuyển động mắt nhanh (REM). Đối với trẻ em, chu kỳ giấc ngủ kéo dài từ 30 – 50 phút. Chu kỳ này sẽ phát triển khi trẻ đi qua chiều dài tuổi thơ.

Mọi đứa trẻ đều khác nhau. Vì vậy, hãy nhớ điều này: một vài trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngủ sâu trong thời gian ngăn, một số khác ngủ không sâu, và có thể có chu kỳ giấc ngủ không sâu kéo dài từ 20 phút trở lên, trước khi rơi vào trạng thái ngủ sâu.

Nguồn: WebMD, ResearchGate

Thu Trang/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO