Báo Điện tử Gia đình Mới

Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 ăn gì để giết sâu bọ?

Ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 ăn gì để giết sâu bọ mới đúng chuẩn phong tục? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Theo phong tục của người Việt, trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5, các gia đình sẽ chuẩn bị một số món ăn truyền thống để giết sâu bọ. Bởi quan niệm từ bao đời, chỉ có những món này mới giúp loại bỏ sâu bọ trong cơ thể.

Thông thường, vào buổi sáng ngày Tết Đoan Ngọ, người ta sẽ súc miệng rồi ăn rượu nếp để sâu bọ trong cơ thể say rồi ăn thêm hoa quả để giết chúng hoàn toàn sau đó mới ăn sáng.

Vậy ngày Tết Đoan Ngọ ăn gì mới đúng phong tục? Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn.

>> Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 gồm những gì?

Hoa quả mùa hè

Vì Tết Đoan Ngọ diễn ra vào tháng 5, đúng mùa hè thế nên người ta sử dụng các loại quả này để cúng và ăn trong ngày mùng 5 tháng 5.

  Vải thiều là một trong những loại quả không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

Vải thiều là một trong những loại quả không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

Một số loại hoa quả được chọn là: Vải, mận, đào, quất hồng bì, dưa hấu, dứa....

Tại một số địa phương của miền Bắc, người ta còn có thêm 1 chút lạc luộc.

Cơm rượu nếp cẩm/nếp cái

Một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ chính là cơm rượu nếp cẩm.

Người Việt xưa tin rằng, ăn cơm rượu nếp cẩm ngay sau khi vừa ngủ dậy sẽ giết sâu bọ cực kỳ tốt.

  Một bát rượu nếp cẩm sẽ giúp ngày Tết Đoan Ngọ tròn vị hơn

Một bát rượu nếp cẩm sẽ giúp ngày Tết Đoan Ngọ tròn vị hơn

Món cơm rượu nếp có vị thơm ngọt rất đặc trưng, chỉ cần ăn 1 - 2 thìa rượu nếp là được. Bạn cũng không nên ăn rượu nếp quá nhiều bởi nó có tính nóng, ăn lúc đói dễ bị say.

Thịt vịt

Có thể bạn chưa biết, thịt vịt chính là món ngon nhất định phải thưởng thức ngày Tết Đoan Ngọ, nhất là với người miền Trung và miền Nam.

Theo quan niệm của người xưa, thịt vịt có tính mát, ngọt, làm tăng năng lực, bồi bổ cơ thể cho người lao lực nhiều. Không chỉ vậy, vịt còn có thể giải độc mụn sưng, hạ nhiệt.

  Người miền Trung và miền Nam thường ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ

Người miền Trung và miền Nam thường ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ

Thời điểm diễn ra Tết Đoan Ngọ cũng là lúc vịt bắt đầu vào mùa béo, thịt ngon và không có mùi hôi. Chính bởi vậy mà các gia đình thường mua vịt về ăn vào ngày này.

Bánh tro

Cùng với cơm rượu nếp, bánh tro là món ăn truyền thống không thể thiếu của người dân ở một số vùng của miền Bắc, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Loại bánh này còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: Bánh ú, bánh gio, bánh âm. 

  Bánh tro hay còn gọi là bánh ú, bánh gio, bánh âm

Bánh tro hay còn gọi là bánh ú, bánh gio, bánh âm

Bánh được làm từ gạo nếp ngâm nước tro và gói bằng lá chuối, nhân bánh đậu xanh hoặc không nhân, khi ăn chấm với mật.

Người ta tin rằng, ăn bánh tro vào ngày Tết Đoan Ngọ sẽ giúp tiêu tan hết bệnh tật trong người.

Chè kê

Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 ăn gì để giết sâu bọ? 4

Tại một số địa phương nhất là Huế, vào ngày Tết Đoan Ngọ, người ta thường nấu chè kê ăn kèm bánh đa (bánh tráng mè).

Kê dẻo thơm, cay cay đặc trưng của gừng tươi ăn kèm bánh tráng mè giòn tan tạo nên một món ngon ngày Tết Đoan Ngọ không thể bỏ qua.

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch.

Tết Đoan Ngọ là cái Tết chung của một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn mang những ý nghĩa khác biệt.

Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ. Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết Đoan dương.

Đoan ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Mai Hương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO