Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Thảo dược quý mà người Nhật cực chuộng, người Việt lại thờ ơ

Không chỉ ngon, sạch, loại "rau nhà giàu" này còn được biết đến là vị thuốc cực kỳ hữu ích. Tuy nhiên, thảo dược quý ấy người Việt rất thờ ơ trong khi người Nhật thích, được bán giá gần 1.000.000đ/kg.

Thảo dược quý mà người Nhật cực chuộng, người Việt lại thờ ơ là cây gì?

Đó chính là cây tầm bóp. Mặc dù mọc dại rất nhiều quanh vườn nhà thế nhưng không phải ai cũng biết đến loại thảo dược quý này. Loại cây này được mọc nhiều ở các bờ ruộng hay vùng đất trống ở các miền quê.

Cây tầm bóp có tên khoa học là Physalis angulata L. Tầm bóp có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới chây Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới. Với đặc tính của cây thân thảo cao từ 50 - 90cm cùng một số đặc điểm như: nhiều cành lá, lá hình bầu dục và mọc so le, hoa mọc đơn độc có cuống mảnh, cây tầm bóp được xếp vào là một loại cây của họ nhà thuộc họ Cà (Solanaceae).

Rau tầm bóp đắt như "vàng" ở Nhật Bản

Nếu như tầm bóp ở Việt Nam bị xem như một loài cây dại mọc ven ruộng thì tại Nhật Bản đây lại là loại "rau nhà giàu". Theo đó, giá rau tầm bóp tại Nhật Bản dao động khoảng gần 700.000 VNĐ, mức giá này tương đương với 1kg Cherry nhập khẩu từ Mỹ về nước ta.

Vậy lí do gì khiến tầm bóp được người Nhật Bản săn đón như vậy?

Theo các chuyên gia, tầm bóp là loài rau dại vừa sạch, ngon và đặc biệt rất tốt cho sức khỏe. Loại rau này có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau, khi ăn có vị hơi đắng. Thông thường, lá và đọt non của cây tầm bóp được dùng làm món rau sạch thơm ngon và bổ dưỡng trong gia đình. Tầm bóp ra hoa kết quả quanh năm, các bộ phận trên cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. 

cong-dung-cua-qua-tam-bop

Thảo dược quý mà người Nhật cực chuộng, người Việt lại thờ ơ được bán với giá gần 1.000.000đ/kg

Trong Đông y, cây tầm bóp có vị đắng tính mát và không độc, rất tốt để thanh nhiệt lợi, thấp nguyễn kiên tán rất có lợi cho sức khỏe. Một số công năng hữu ích như: Phần quả tầm bóp được dùng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến cảm, sốt, thanh nhiệt hay các loại ho có đờm cũng như mụn nhọt rất tốt. Phần thân cây dùng trong thuốc lợi tiểu, phần lá chữa rối loạn dạ dày và phần rễ tươi đem nấu cùng nước uống mỗi ngày để chữa bệnh đái đường hiệu quả.

Tất cả các phần của cây tầm bóp đều tốt nhưng có lẽ thứ giá trị nhất chính là quả. Quả tầm bóp có hình tròn gần giống trái cà, chúng được bao bộc bởi một lớp vỏ có hình giống như chiếc đèn lồng, vì thế mà ở một số nơi người ta gọi quả này là thù lù cạnh hay quả đèn lồng. Quả tầm bóp khi chín có màu đỏ tươi và có vị hơi chua chua, chúng có thể dùng làm mứt hoặc thuốc chữa bệnh. 

Ở Ấn Độ, người ta dùng tầm bóp như một loại "thần dược" có công dụng điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày và làm thuốc lợi tiểu.

Một số bài thuốc với tầm bóp

Như đã chia sẻ trước đó, tầm bóp ngoài dùng trong chế biến món ăn thì còn được dùng như một nguyên liệu không thể thiếu trong một số bài thuốc. 

- Chữa cảm sốt, ho có đờm, yết hầu sung đau: Nếu mắc các chứng bệnh nêu trên, hãy dùng tầm bóp phơi khô đem sắc lấy nước uống mỗi ngày. Dùng thuốc đều đặn sẽ thấy hiệu quả tức thì.

- Nhọt vú, đinh độc: Trong trường hợp bị nhọt vú, đinh độc hãy dùng khoảng 40 - 80g cây tầm bóp tươi đem giã lấy nước rồi vắt phần nước cốt để uống. Với phần bã cây bạn có thể đắp lên vết thương để chóng khỏi hoặc cho vào nồi để đun lên rửa vết thương. 

- Đái đường: Lấy phần rễ cây tươi rồi nấu cùng tim lợn và chu sa. Nên dùng khoảng 5 - 7 ngày và cách ngày ăn một lần.

- Với trẻ bị rôm sẩy thì các mẹ đem cây tầm bóp tươi nấu lấy nước tắm cho con rất hiệu quả đấy

Tầm bóp là loại rau dại sạch, ngon và đặc biệt tốt cho sức khỏe vì thế mà nhiều người đã săn lùng loại rau nhà giàu này.

Xem thêm:

H.G/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO