Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Thuốc đi vào cơ thể như thế nào? Cơ chế tác động ra sao?

Thuốc đắng dã tật là câu nói phổ biến. Vậy thuốc đi vào cơ thể sẽ như thế nào? Tác động của chúng tới cơ thể theo cơ chế nào?

  Thuốc sẽ theo vòng tuần hoàn của máu đi khắp cơ thể và nhanh chóng phát huy tác dụng trước khi bị đào thải bởi các cơ quan có chức năng trung hòa và loại bỏ chất lạ từ bên ngoài.

Thuốc sẽ theo vòng tuần hoàn của máu đi khắp cơ thể và nhanh chóng phát huy tác dụng trước khi bị đào thải bởi các cơ quan có chức năng trung hòa và loại bỏ chất lạ từ bên ngoài.

  Còn chi tiết thì quá trình này bắt đầu ở hệ tiêu hóa. Giả sử bạn uống một viên Ibuprofen để giảm đau cổ chân. Trong ít phút, viên thuốc bắt đầu tan trong dịch vị có tính Acid của dạ dày. Ibuprofen hòa tan sẽ đi vào ruột non, sau đó thẩm thấu qua thành ruột để vào mạng lưới hệ mạch. Hệ mạch thông với một tĩnh mạch vận chuyển máu đến gan.

Còn chi tiết thì quá trình này bắt đầu ở hệ tiêu hóa. Giả sử bạn uống một viên Ibuprofen để giảm đau cổ chân. Trong ít phút, viên thuốc bắt đầu tan trong dịch vị có tính Acid của dạ dày. Ibuprofen hòa tan sẽ đi vào ruột non, sau đó thẩm thấu qua thành ruột để vào mạng lưới hệ mạch. Hệ mạch thông với một tĩnh mạch vận chuyển máu đến gan.

  Bước tiếp theo gan sẽ xử lí thuốc. Trong lúc máu và các phân tử thuốc trong máu di chuyển trong gan, men gan sẽ phần nào phản ứng với các phân tử thuốc để trung hòa chúng. Các phân tử bị trung hòa, gọi là chất chuyển hóa, sẽ không còn hiệu lực nữa. Ở bước này, một lượng Ibuprofen đi qua gan mà không bị phản ứng sẽ tiếp tục di chuyển vào hệ tuần hoàn của cơ thể.

Bước tiếp theo gan sẽ xử lí thuốc. Trong lúc máu và các phân tử thuốc trong máu di chuyển trong gan, men gan sẽ phần nào phản ứng với các phân tử thuốc để trung hòa chúng. Các phân tử bị trung hòa, gọi là chất chuyển hóa, sẽ không còn hiệu lực nữa. Ở bước này, một lượng Ibuprofen đi qua gan mà không bị phản ứng sẽ tiếp tục di chuyển vào hệ tuần hoàn của cơ thể.

  Nửa tiếng sau khi bạn uống viên thuốc, một phần liều thuốc đã ở trong dòng máu tuần hoàn. Dòng máu này đi khắp cơ thể qua mọi chi và cơ quan, bao gồm tim, não, thận và trở lại gan. Khi các phân tử Ibuprofen đến một vị trí cơ thể bị đau, chúng sẽ kìm hãm các phân tử gây ra phản ứng đau đó.

Nửa tiếng sau khi bạn uống viên thuốc, một phần liều thuốc đã ở trong dòng máu tuần hoàn. Dòng máu này đi khắp cơ thể qua mọi chi và cơ quan, bao gồm tim, não, thận và trở lại gan. Khi các phân tử Ibuprofen đến một vị trí cơ thể bị đau, chúng sẽ kìm hãm các phân tử gây ra phản ứng đau đó.

  Thuốc giảm đau, như Ibuprofen, sẽ cản trở sản phẩm của các chất vốn giúp cơ thể truyền tín hiệu đau. Khi càng nhiều phân tử thuốc tích tụ, tác dụng cắt cơn đau sẽ tăng lên, đạt mức tối đa trong khoảng một hoặc hai giờ, sau đó cơ thể bắt đầu đào thải Ibuprofen với liều trong máu giảm một nửa sau mỗi hai giờ.

Thuốc giảm đau, như Ibuprofen, sẽ cản trở sản phẩm của các chất vốn giúp cơ thể truyền tín hiệu đau. Khi càng nhiều phân tử thuốc tích tụ, tác dụng cắt cơn đau sẽ tăng lên, đạt mức tối đa trong khoảng một hoặc hai giờ, sau đó cơ thể bắt đầu đào thải Ibuprofen với liều trong máu giảm một nửa sau mỗi hai giờ.

  Khi các phân tử Ibuprofen rời khỏi vị trí, dòng máu tuần hoàn sẽ lại chuyển chúng đi. Trở lại gan, một phần nhỏ nữa trong tổng liều thuốc sẽ biến thành chất chuyển hóa, vốn sau cùng sẽ bị thận lọc ra vào nước tiểu. Vòng lặp từ gan qua cơ thể đến thận tiếp tục diễn ra khoảng một vòng tuần hoàn mỗi phút, mỗi vòng lại có một ít thuốc bị trung hòa và đào thải.

Khi các phân tử Ibuprofen rời khỏi vị trí, dòng máu tuần hoàn sẽ lại chuyển chúng đi. Trở lại gan, một phần nhỏ nữa trong tổng liều thuốc sẽ biến thành chất chuyển hóa, vốn sau cùng sẽ bị thận lọc ra vào nước tiểu. Vòng lặp từ gan qua cơ thể đến thận tiếp tục diễn ra khoảng một vòng tuần hoàn mỗi phút, mỗi vòng lại có một ít thuốc bị trung hòa và đào thải.

  Mọi loại thuốc uống qua đường miệng đều qua những bước cơ bản này, nhưng tốc độ xử lí và lượng thuốc đi vào máu thay đổi tùy theo thuốc, cơ địa mỗi người và cách thức hấp thụ. Dùng thuốc đúng liều cũng rất quan trọng, nếu không đủ liều, thuốc sẽ không phát huy tác dụng, nếu quá liều, thuốc và chất chuyển hóa có thể gây ngộ độc.

Mọi loại thuốc uống qua đường miệng đều qua những bước cơ bản này, nhưng tốc độ xử lí và lượng thuốc đi vào máu thay đổi tùy theo thuốc, cơ địa mỗi người và cách thức hấp thụ. Dùng thuốc đúng liều cũng rất quan trọng, nếu không đủ liều, thuốc sẽ không phát huy tác dụng, nếu quá liều, thuốc và chất chuyển hóa có thể gây ngộ độc.

  Trẻ em là một trong những nhóm bệnh nhân rất khó để xác định liều lượng phù hợp vì quá trình xử lí thuốc cũng như cơ thể trẻ thay đổi rất nhanh. Ví dụ một trong số nhiều yếu tố phức tạp là lượng men gan giúp trung hòa thuốc cực kì thất thường trong suốt giai đoạn sơ sinh và trẻ em. Ngoài ra, di truyền, tuổi tác, chế độ ăn uống, bệnh tật và thậm chí sự mang thai cũng ảnh hưởng khả năng xử lí thuốc của cơ thể.

Trẻ em là một trong những nhóm bệnh nhân rất khó để xác định liều lượng phù hợp vì quá trình xử lí thuốc cũng như cơ thể trẻ thay đổi rất nhanh. Ví dụ một trong số nhiều yếu tố phức tạp là lượng men gan giúp trung hòa thuốc cực kì thất thường trong suốt giai đoạn sơ sinh và trẻ em. Ngoài ra, di truyền, tuổi tác, chế độ ăn uống, bệnh tật và thậm chí sự mang thai cũng ảnh hưởng khả năng xử lí thuốc của cơ thể.

  Một ngày nào đó, xét nghiệm DNA có thể cho biết khả năng xử lí của gan và các yếu tố khác để điều chỉnh liều thuốc phù hợp với từng cá nhân, còn ở hiện tại, để thuốc phát huy được tối đa công dụng, tốt nhất hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ, đồng thời uống thuốc đúng liều lượng và thời điểm theo chỉ định.

Một ngày nào đó, xét nghiệm DNA có thể cho biết khả năng xử lí của gan và các yếu tố khác để điều chỉnh liều thuốc phù hợp với từng cá nhân, còn ở hiện tại, để thuốc phát huy được tối đa công dụng, tốt nhất hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ, đồng thời uống thuốc đúng liều lượng và thời điểm theo chỉ định.

Theo Tinhte/TED-Ed​/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO