Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Tiêm phòng uống ván phải kiêng gì, những lưu ý không thể bỏ qua về tiêm phòng uốn ván

Tiêm phòng uốn ván là yêu cầu bắt buộc với bà bầu, trẻ sơ sinh cũng như người có vết thương hở có nguy cơ nhiễm khuẩn uốn ván. Tuy nhiên, tiêm phòng uốn ván cần lưu ý điều gì là điều không phải ai cũng biết

  Tiêm phòng uốn ván khi mang thai là điều tất cả các mẹ bầu đều quan tâm - Ảnh minh họa

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai là điều tất cả các mẹ bầu đều quan tâm - Ảnh minh họa

Tiêm phòng uốn ván là gì?

Uốn ván là một bệnh nguy hiểm mà mỗi người trong chúng ta luôn có nguy cơ mắc phải. Nha bào uốn ván tồn tại nhiều trong đất cát, khi gặp vết thương hở sẽ xâm nhập phát triển thành bệnh.

Tiêm phòng uốn ván là cách hữu hiệu duy nhất giúp bà bầu, người trưởng thành nói chung và trẻ em phòng tránh được căn bệnh này.

Bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỉ lệ tử vong rất cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván ( Clostridium tetani ) gây ra.

Trực khuẩn này sẽ phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào hệ vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ, xuất hiện các cơn co giật.

Các dấu hiệu của bệnh uốn ván

Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 – 10 ngày nhưng cũng có trường hợp lên tới 3 tuần. Ở một số bệnh nhân xuất hiện các cơn co cứng toàn thân với cường độ mạnh, những cơn đau làm cho khiến cho da người bệnh trở nên xanh tím và đe dọa ngừng thở, có dấu hiệu cứng hàm và khó nuốt khi ăn.

Bệnh nhân sẽ bị rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp tăng giảm thất thường, nhịp tim nhanh, sốt cao kèm theo vã mồ hôi.

Một số biến chứng về tim mạch có thể gặp là huyết áp hạ và nhịp tim chậm, đôi khi có hiện tượng ngừng tim đột ngột. Một vài biến chứng khác có thể xảy ra là viêm phổi, vỡ cơ, loét da thịt do nằm.

Uốn ván ở trẻ sơ sinh thường phát bệnh 2 tuần đầu sau khi sinh với các dấu hiệu như trẻ bỏ bú, cứng cơ và thường xuyên xuất hiện các cơn co cứng; thường là uốn ván toàn thân và sẽ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Những trường hợp nào cần được tiêm phòng uốn ván?

Vắc-xin tiêm phòng uốn ván được sử dụng cho các đối tượng sau:

– Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 44 tuổi):

Sau 5 mũi tiêm phòng, sẽ có kháng thể phòng bệnh uốn ván suốt thời kì sinh đẻ. Hiệu lực bảo vệ có thể đạt 98 đến 100%.

– Phụ nữ mang thai:

Chỉ cần tiêm 2 liều là bạn có thể bảo vệ cho con mình khỏi bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh. Nếu thai phụ chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi uốn ván theo nguyên tắc sau: thời gian tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước khi sinh ít nhất 15 ngày.

Thời gian thích hợp để thai phụ tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên là vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kì. Mũi thứ hai tiêm sau đó 1 tháng.

Nếu bà bầu đã tiêm phòng đủ 2 mũi uốn ván hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì cần tiêm 1 mũi tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

  Bất cứ vết thương hở nào cũng có nguy cơ gây bệnh uốn ván nếu người đó chưa được tiêm phòng uốn ván - Ảnh minh họa

Bất cứ vết thương hở nào cũng có nguy cơ gây bệnh uốn ván nếu người đó chưa được tiêm phòng uốn ván - Ảnh minh họa

– Những người có nguy cơ mắc cao:

Những người làm vườn, làm việc ở các trang trại hoặc nông trường chăn nuôi gia súc gia cầm; người dọn vệ sinh cống rãnh, dọn rác; công nhân xây dựng tại các công trường.

Những đối tượng này được tiêm miễn dịch 3 liều trong thời gian 6 tháng, có tác dụng bảo vệ 5 năm. Sau 5 – 10 năm tiêm nhắc lại 1 liều sẽ bảo vệ phòng bệnh uốn ván suốt đời.

- Trẻ sơ sinh: 

Trẻ sơ sinh hiện được tiêm phòng uốn ván theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Một mũi vắc-xin kết hợp phòng 3 bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván thường sẽ được tiêm cho trẻ vào lúc 2 tháng tuổi.

Đọc thêm các thông tin về tiêm chủng tại đây.

Những điều cần lưu ý về tiêm phòng uốn ván

Trường hợp bị vết thương:

Nếu đã tiêm miễn dịch cơ bản hoặc đã được tiêm liều nhắc lại trong vòng 5 năm thì không cần tiêm phòng uốn ván nữa.

Nếu đã quá 5 năm và nghi ngờ bị nhiễm bệnh thì cần tiêm ngay 0,5ml vắc-xin uốn ván. Nếu bệnh nhân không nhớ rõ đã tiêm trước đó hay chưa thì tiêm 1500IU huyết thanh kháng uốn ván và 0,5ml vắc-xin bằng 2 bơm tiêm và tiêm ở hai vị trí khác nhau. Sau hai tuần tiêm nhắc lại một liều vắc-xin 0,5ml và một tháng sau tiêm liều thứ ba với 0,5ml.

Một số phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm như:

Xuất hiện quầng đỏ, bị sưng đau tại chỗ tiêm, sốt 38 – 39 độ C. Các phản ứng phụ này nói chung là nhẹ và sẽ tự mất đi sau 1-2 ngày.

Đôi khi có nổi hạch ở nơi tiêm, nhưng trường hợp này rất hiếm gặp. Hiện tượng thâm nhiễm vùng tiêm có thể giảm khi dùng băng ép lạnh.

Lưu ý: Kiêng rượu bia sau khi tiêm phòng uốn ván

Hai tuần sau khi tiêm phòng cơ thể mới tạo nên kháng thể. Do đó, để vacxin tiêm ngừa đạt hiệu quả cao bạn không nên dùng rượu bia và tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ để bạn có được sự bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.

Minh Minh (tổng hợp)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO