Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Zero Waste Home: Những cách để nhà bếp trở nên xanh và sạch hơn

Đa số rác thải của các gia đình đều đến từ phòng bếp. Cùng Gia đình mới tham khảo các cách giảm chất thải để nhà bếp trở nên xanh hơn.

1. Thay thế hộp nhựa bằng hộp thuỷ tinh

  Những hộp thuỷ tinh vừa vệ sinh vừa thẩm mỹ

Những hộp thuỷ tinh vừa vệ sinh vừa thẩm mỹ

Đã có những cuộc tranh luận về sự an toàn của việc sử dụng các hộp nhựa để lưu trữ và hâm nóng đồ ăn thừa trong nhiều năm. Hiện phổ biến các loại hộp và túi nhựa bẩn lưu trữ đồ ăn, điều này ảnh hưởng đến cả vấn đề sức khỏe của con người cũng như ô nhiễm môi trường.

Những chiếc hộp thủy tinh với giá cả phải chăng lại có tính bền, và đặc biệt là không có chất độc hại sẽ là một giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề này. 

Hãy đảo qua tủ bếp nhà bạn và thay thế những chiếc hộp nhựa bằng những chiếc hộp thủy tinh. Đây là một sự thay đổi đơn giản khiến cho nhà bếp nhà bạn trở nên xanh hơn.

Để không lãng phí, hãy cam kết với chính mình rằng không mang đồ nhựa vào bếp nữa. Quy tắc này sẽ buộc bạn phải tìm kiếm các tùy chọn lưu trữ tốt hơn, sáng tạo hơn.

2. Sử dụng xà phòng thanh

  Hình ảnh minh họa

Hình ảnh minh họa

Xà phòng ở dạng lỏng sẽ phải đựng trong một hộp nhựa. Mua xà phòng thanh được đóng gói riêng lẻ giúp tiết kiệm bao bì và đồ nhựa.

Bạn thậm chí có thể làm tan chảy hoặc pha loãng xà phòng thanh của bạn vào một hoặc hai cốc nước và đặt nó vào một hộp đựng xà phòng thủy tinh có thể tái sử dụng.

3. Dùng ông hút kim loại

  Hình ảnh minh họa

Hình ảnh minh họa

Ống hút nhựa là một loại rác thải có ảnh hưởng khủng khiếp với môi trường. Một cách để giảm thiểu rác thải nhựa đó là thay thế ống hút nhựa bằng ống hút kim loại. Đối với không gian ngoài phòng bếp, bạn thậm chí có thể mua ống hút tái sử dụng để dùng ở các nhà hàng.

5. Bọc nhựa tái sử dụng

Bọc nhựa và giấy bạc là những thứ dễ dàng được sử dụng và vứt đi. Chúng khá tiện lợi để tiện dụng vì vậy việc tìm kiếm một giải pháp thay thế có thể là điều cần thiết để không phá vỡ thói quen của bạn.

Thay vì bọc nhựa và giấy bạc, hãy cân nhắc việc sử dụng bọc nhựa tái sử dụng hoặc bọc nhựa tự làm để lưu trữ và bảo quản thức ăn.

6. Túi tạp hóa tái sử dụng và túi đựng rác

Zero Waste Home: Những cách để nhà bếp trở nên xanh và sạch hơn 3

Việc sử dụng túi mua sắm tái sử dụng chất lượng có thể tiết kiệm hàng trăm túi nhựa mỗi năm từ việc chôn lấp tại các bãi rác. Việc làm này sẽ góp phần làm cho nhà bếp của bạn trở nên xanh hơn.

9. Chăm chỉ làm vườn

Zero Waste Home: Những cách để nhà bếp trở nên xanh và sạch hơn 4

Làm vườn có thể là một cách tuyệt vời để giảm chất thải. Một trong những phần lãng phí nhất của việc sản xuất thực phẩm là vận chuyển nó từ trang trại đến các cửa hàng tạp hóa. Làm vườn tại nhà giúp loại bỏ chất thải này. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chất thải có thể phân hủy làm phân bón cho khu vườn của bạn.

10. Tự làm đồ sạch

Zero Waste Home: Những cách để nhà bếp trở nên xanh và sạch hơn 5

Sản phẩm làm sạch ít hơn có nghĩa là thùng chứa ít hơn và ít hóa chất hơn. Các chất tẩy rửa được làm từ các sản phẩm tự nhiên, đơn giản như giấm, chanh, baking soda, nước và tinh dầu sẽ giúp cho nhà bếp trở nên xanh hơn.

Hãy cùng Gia Đình Mới thực hành lối sống Zero Waste Home: Nhà Không Rác ở Việt Nam.

Thu Trang/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO