Báo Điện tử Gia đình Mới

Tìm hiểu thông tin đầy đủ nhất về bệnh Basedow (ba-dơ-đô)

Bệnh Basedow là một bệnh tự miễn, có nghĩa là hệ thống miễn dịch nhầm lẫn những tế bào khỏe mạnh như một kẻ thù xâm phạm từ bên ngoài và tấn công chúng. Dưới đây là thông tin đầy đủ nhất về bệnh

  Tìm hiểu thông tin đầy đủ nhất về bệnh Basedow (ba-dơ-đô)

Tìm hiểu thông tin đầy đủ nhất về bệnh Basedow (ba-dơ-đô)

Nội dung bài viết:

Bệnh Basedow là gì?

Basedow (bệnh Grave) chỉ sự hoạt động quá mức của tuyến giáp và dẫn đến việc nó sản xuất quá nhiều hormone. Bệnh Basedow tương đối dễ điều trị nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Basedow là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh cường giáp và ảnh hưởng hoảng 2 - 3% dân số thế giới. 

Triệu chứng bệnh Basedow

Việc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể và có thể có những dấu hiệu như: 

  • ra nhiều mồ hôi
  • giảm cân (mặc dù không thay đổi chế độ ăn uống)
  • hồi hộp 
  • run tay 
  • thay đổi chu kỳ kinh  nguyệt
  • rối loạn cương dương và giảm khả năng tình dục
  • lo lắng và dễ cáu gắt
  • bệnh về da, ví dụ như đỏ da ở cẳng chân
  • bị bướu cổ
  • suy tim

Nguyên nhân bệnh Basedow

  Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh Basedow

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh Basedow

Tuyến giáp là một bộ phận hình con bướm nằm ở dưới cổ. Nó là một bộ phận quan trọng của tuyến nội tiết, điều hòa sự trao đổi chất bằng cách sản xuất ra hormone trong máu.

Các hormone tuyến giáp giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn. Càng nhiều hormone được tạo ra, sự trao đổi chất càng diễn ra nhanh chóng. 

Khi bị bệnh Basedow, hệ thống miễn dịch sản xuất các kháng thể để thúc đẩy sự cảm nhận của hormone tuyến giáp (gọi là TSH), có thể khiến tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, giúp đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn và gây ra những triệu chứng về tuyến giáp như đã nêu trên.

Các nhà khoa học chưa biết chính xác nguyên nhân của bệnh Basedow. Nhưng chúng ta biết rằng, hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể nhắm vào các cơ quan cảm nhận trên tuyến giáp và gây ra cường giáp.

Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, một số nguy cơ sau có thể là nguyên nhân bệnh Basedow:

  • Gen: Đó là khi gia đình bạn có người bị Basedow và bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này cao hơn những người khác.
  • Do hút thuốc lá: Bạn sẽ có nguy cơ cao bị bệnh Basedow nếu hút thuốc lá
  • Ngoài ra, một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh Basedow đó là phụ nữ mang thai hoặc vừa sinh con, những ai hay căng thẳng về đầu óc và làm việc nặng nhọc, những người mắc các bệnh về miễn dịch.

Chẩn đoán bệnh Basedow như thế nào?

  Xét nghiệm máu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh Basedow

Xét nghiệm máu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh Basedow

Bệnh Basedow có thể khó được chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Bên cạnh các bệnh về mắt, hầu hết những triệu chứng của bệnh Basedow có thể giống với những vấn đề khác. 

Hormone thúc đẩy tuyến giáp (TSH) thúc đẩy tuyến giáp sản xuất thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Và bác sĩ có thể lấy máu để xét nghiệm nồng độ của những loại hormone này.

Nếu nồng độ T3 và T4 cao bất thường và nồng độ TSH ở mức rất thấp là những bằng chứng cho thấy bạn có thể bị Basedow.

Một xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh Basedow đó là thử muối i-ốt phóng xạ. Bệnh nhân sử dụng một lượng nhỏ muối i-ốt phóng xạ bằng dung dịch hoặc bằng thuốc viên. Khi nuốt vào, các i-ốt sẽ thu thập thông tin qua tuyến giáp. 

Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành quét bằng chất đánh dấu phóng xạ. Lần đầu tiên thường mất khoảng 4-6 tiếng sau khi uống i-ốt. Lần thứ hai thường mất khoảng 24 tiếng. 

Cách điều trị bệnh Basedow

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh Basedow. Hầu hết nó đều nhằm vào việc ức chế sự sản xuất quá mức của hormone tuyến giáp, bằng cách nhằm vào tuyến giáp. Và cách thứ hai là giảm các triệu chứng.

  • Thuốc kháng giáp: Cách điều trị này thường được áp dụng nhiều nhất. Ba loại thuốc thường dùng nhằm vào tuyến giáp đó là propylthiouracil, methimazole, và carbimazole. Thuốc kháng giáp giúp ngăn ngừa tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone bằng cách ngăn quá trình oxy hóa của i-ốt trong tuyến giáp.

Các triệu chứng thường cải thiện trong vòng 4-6 tuần sau khi dùng thuốc. Thuốc kháng giáp có thể được dùng kết hợp với các phương pháp điều trị khác như liệu pháp i-ốt phóng xạ hoặc phẫu thuật. 

Bệnh nhân có thể tiếp tục dùng thuốc trong vòng 12-18 tháng để chắc chắn rằng bệnh không quay trở lại. Ở một vài trường hợp, bệnh nhân có thể phải uống lâu hơn. 

  • Liệu pháp i-ốt phóng xạ: Phương pháp điều trị này được sử dụng từ những năm 1940. Nó vẫn là cách điều trị phổ biến bởi hiệu quả cao.
  Bệnh nhân uống i-ốt phóng xạ để điều trị bệnh Basedow

Bệnh nhân uống i-ốt phóng xạ để điều trị bệnh Basedow

Bệnh nhân uống i-ốt phóng xạ để nhằm trực tiếp vào tuyến giáp, bộ phận này sử dụng i-ốt để tạo ra hormone tuyến giáp. Khi uống thuốc vào, i-ôt phóng xạ sớm hình thành ở tuyến giáp và dần phá hủy các tế bào tuyến giáp hoạt động quá mức.

Điều này dẫn đến sự suy giảm kích thước tuyến giáp và các hormone tuyến giáp ít được tạo ra. Mặc dù có một số nghi ngại rằng phóng xạ có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá mức độ nguy hại đó.

  • Sử dụng thuốc chẹn Beta: Thuốc chẹn Beta thường được sử dụng để trị các bệnh về tim mạch và huyết áp cao. Chúng có khả năng ngăn chặn hormone adrenaline và một số hợp chất tương tự. Chúng có thể làm giảm những triệu chứng của bệnh Basedow. 

Một số bệnh nhân Basedow có thể nhạy cảm với adrenaline và gây ra những triệu chứng như đổ mồ hôi, run, tăng nhịp tim, và bồn chồn, lo lắng. Thuốc chẹn Beta có thể giảm những triệu chứng này nhưng tự chúng không thể nhằm vào bệnh Basedow. 

Biện pháp dùng thuốc chẹn Beta thường được sử dụng với các phương pháp điều trị khác.

  • Phương pháp phẫu thuật: Đây là phương pháp ít được áp dụng nhất. Tuy nhiên, nó vẫn được áp dụng khi các liệu pháp điều trị khác không hiệu quả.
  Bệnh nhân được phẫu thuật Basedow nếu các phương pháp khác không đáp ứng

Bệnh nhân được phẫu thuật Basedow nếu các phương pháp khác không đáp ứng

Cắt bỏ tuyến giáp là cắt bỏ tất cả hoặc một phần của tuyến giáp. Nó phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh. Lợi ích lớn nhất của phương pháp này đó là phương pháp diễn ra nhanh chóng, phù hợp và lâu dài để giúp ổn định nồng độ hormone tuyến giáp. 

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị đau cổ, khàn giọng hoặc giọng yếu. Tuy nhiên, những dấu hiệu đó chỉ là tạm thời và không đáng lo ngại. 

Nếu chỉ cắt bỏ một phần tuyến giáp, phần còn lại có thể nhận trách nhiệm thực hiện chức năng của tuyến giáp. 

Nếu cắt bỏ tuyến giáp hoàn toàn, cơ thể sẽ không có khả năng sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Đó gọi là suy giáp. Lúc đó, bác sĩ sẽ kê đơn giúp bạn điều trị vấn đề này.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Basedow

Theo Viện Nghiên cứu bệnh Tiểu đường, Tiêu hóa và bệnh Thận tại Hoa Kỳ (NIDDK), bệnh Basedow có thể khiến bệnh nhân nhạy cảm với i-ốt. Và chất i-ốt có thể được tìm thấy ở tảo biển như tảo bẹ, tảo dun.

Và tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều i-ốt có thể khiến những triệu chứng của Basedow thêm trầm trọng.

NIDDK khuyến cáo mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc vitamin, thuốc ho chứa i-ốt vì chúng có thể ảnh hưởng đến bệnh.

Basedow là căn bệnh phổ biến và nó thường đáp ứng khá tốt với những phương pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng thuốc hoặc làm sai hướng dẫn của bác sĩ điều trị nhé.

(Theo Medical News Today)

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO