Báo Điện tử Gia đình Mới

7 mẹo tính toán cực hay mà trường học không hề dạy bạn, kiểm tra chất lượng pin thật dễ dàng

Những mẹo tính toán dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, đồng thời khiến cuộc sống thêm thú vị hơn rất nhiều, hãy khám phá ngay nhé!

Xác định thời gian còn lại trước khi mặt trời lặn

Hãy khép các ngón tay lại với nhau sao cho mặt trời nằm lên ngón trỏ. Sau đó, đếm số ngón tay từ mặt trời tới đường chân trời. Mỗi ngón tay tương ứng với khoảng 15 phút cho đến khi mặt trời lặn.

Biết mặt trăng đang tròn hay khuyết dần

Bạn có bao giờ tự nhìn mặt trăng rồi thắc mắc không biết trăng đang dần tròn hay đang khuyết hay không? Hãy nhớ kỹ ba chữ cái này nhé: C, O, D. Chữ C cho ta thấy mặt trăng đang trong giai đoạn khuyết dần, chữ O như hình mặt trăng tròn, còn trăng hình chữ D tức là đang ở giai đoạn tròn dần ra.

Mẹo nhớ chữ số La Mã

Thời cấp I, chúng ta thường cảm thấy rất khó nhớ số La Mã, đa phần chúng ta chỉ nhớ các chữ số I, V, X tương ứng với số 1, 5, 10. Thế nhưng bây giờ bạn có tự tin rằng mình biết chữ số La Mã hàng trăm, hàng nghìn không?

Hãy nhớ câu thần chú này: Мy Dear Сat Loves Хtra Vitamins Intensely (Chú mèo cưng của tôi cực kì thích vitamin), các chữ cái đầu tiên trong câu đại diện cho chữ số La Mã theo thứ tự giảm dần (trong hình).

Kiểm tra chất lượng pin

Nhiều khi bạn thắc mắc không chắc pin của mình con dùng được hay không. Rất đơn giản, hãy thả rơi quả pin từ độ cao khoảng 1 - 2cm, quả pin nào bật lên rồi rơi xuống có nghĩa là đã hết năng lượng.

Làm phép nhân với các ngón tay

Trẻ em thường có thể ghi nhớ dễ dàng các phép nhân với con số nhỏ, nhưng với các con số 6, 7... trở lên khiến không ít trẻ phải bối rối. Hãy dạy chúng cách đơn giản sau:

Xòe bàn tay trước mặt, số mỗi ngón tay, bắt đầu từ ngón út, tương ứng với một số từ 6 đến 10. Theo đó, ngón út, ngón tay đeo nhẫn, ngón giữa, ngón trỏ và ngón cái lần lượt đại diện cho số 6, 7, 8, 9 và 10.

Tính từ điểm kết nối hai ngón tay muốn làm phép nhân, số ngón tay nằm phía dưới đại diện cho hàng chục, nhân số ngón tay ở phía trên của hai bên lại sẽ ra số của hàng đơn vị. Ví dụ, để làm phép tính 7x8: có 5 ngón tay phía dưới; nhân 3 ngón tay bên trái với 2 ngón tay bên phải sẽ được kết quả là 6. Vậy, 7x8=56.

Đối với phép tính nhân với 9, giữ các ngón tay hướng lên trên. Để nhân một số bất kỳ với 9, chỉ cần uốn cong ngón tay tương ứng. Các ngón tay nằm phía trước có nghĩa là hàng chục, phía sau là hàng đơn vị. Ví dụ: 7x9, số ngón tay phía trước là 6 và 3 ngón tay phía sau, chúng ta nhận được câu trả lời: 7 × 9 = 63.

Đo chiều dài

Nếu bạn cần đo độ dài của một vật nhưng không có thước đo, bạn có thể sử dụng các ngón tay. Thông thường với người bình thường, khoảng cách giữa ngón tay cái và ngón trỏ khoảng 18 cm, khoảng cách giữa ngón cái và ngón út là khoảng 20 cm.

Đổi từ độ F sang độ C và ngược lại (con số tương đối)

Thạch Thảo/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO