Báo Điện tử Gia đình Mới

Hiện tượng tự nhiên kỳ thú sắp xảy ra tại Việt Nam nhất định không thể bỏ lỡ

Khoảng đêm 12, rạng sáng 13/8, người yêu thiên văn Việt Nam sẽ được chứng kiến trận mưa sao băng lớn và đẹp nhất năm 2018- mưa sao băng Perseids.

hien-tuong-ky-thu-sap-xuat-hien-o-viet-nam-thumb

Năm nay, cực điểm Perseids sẽ diễn ra vào đêm 12, rạng sáng 13/8 với tần suất cực đại thường đạt khoảng 80-100 vệt mỗi giờ.

Mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng lớn và đẹp nhất năm 2018

Nguồn gốc của mưa sao băng Perseids là do các mảnh vỡ của sao chổi Swift-Tuttle rơi vào khí quyển mà tạo thành. Lần cuối sao chổi này tới gần Mặt Trời và cắt qua quỹ đạo của Trái Đất là năm 1992, tiếp theo sẽ là năm 2026.

Trong truyền thuyết Hy Lạp cổ đại, Perseus là con trai của thần Zeus và Danae. Người ta nói rằng cơn mưa sao băng Perseid chính là để mừng kỷ niệm ngày thần Zeus đến thăm Danae, mẹ của Perseus.

hien-tuong-ky-thu-sap-xuat-hien-o-viet-nam-03

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch hội thiên văn học trẻ Việt Nam, mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng lớn và đẹp nhất năm 2018.

Tất cả mọi nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đều có thể ngắm trận mưa sao băng này nếu thời tiết lý tưởng.

"Thời gian mưa sao băng Perseids đạt cực điểm năm nay trùng với khoảng thời gian không trăng, đó là một thuận lợi đáng kể cho việc quan sát. Vào đêm cực điểm (13/8), với góc nhìn thuận lợi và thời tiết lý tưởng, chúng ta có thể thấy trên 100 sao băng mỗi giờ" - ông Đặng Vũ Tuấn Sơn cho biết.

Ngắm mưa sao băng Perseids 2018 như thế nào?

Để ngắm mưa sao băng Perseids, bạn không cần dùng ống nhòm, kính thiên văn hay bất kỳ dụng cụ nào mà chỉ cần quan sát bằng mắt thường là tốt nhất.

Tuy nhiên, ông Sơn cho biết, một vài yếu tố như mây mù, mưa có thể khiến cho việc quan sát mưa sao băng Perseids không được thuận lợi.

Một vệt sao băng Perseids năm 2012 (Ảnh: Mike Hankey)

Một vệt sao băng Perseids năm 2012 (Ảnh: Mike Hankey)

Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, mức độ ô nhiễm không khí khá nặng nên nếu thời tiết tốt có thể quan sát được nhưng kém hơn người quan sát ở vùng ven biển hay trên núi cao.

Để có một buổi quan sát hoàn hảo nhất, bạn hãy tìm một địa điểm quang đãng, an toàn, tốt nhất ở vùng ngoại ô hoặc nông thôn và hãy sẵn sàng để có thể ở đó trong vài giờ.

Hãy dành khoảng 20 phút để cho mắt bạn thích nghi với bóng tối trước khi có thể nhìn thấy tốt nhất, đồng thời trong thời gian ngắm sao tránh nhìn trực tiếp vào ánh đèn điện cũng như thiết bị di động.

Bạn nên quan sát sau nửa đêm lúc đó các vệt sao sẽ trở lên nhiều hơn, chỉ cần nằm xuống và ngước mắt nhìn bao quan bầu trời rộng lớn là bạn có thể chiêm ngưỡng, chú ý phải thật tập trung vì các vệt sao qua rất nhanh chỉ chưa đến 1 giây mà thôi.

Những thông tin cần chú ý khi ngắm mưa sao băng Perseids 2018

- Mưa sao băng không giống như một cơn "mưa" mà sẽ có từng vệt sao băng xẹt qua bầu trời, thực tế trong lịch sử cũng bắt gặp vài trận "mưa" sao băng đích thực nhưng không phải tại thời điểm này.

- Sẽ có đôi lúc bạn bắt gặp được một vệt sao băng khá lớn người ta thường gọi nó là fireball đừng hiểu nhầm là UFO.

- Quan trọng nhất trong quan sát là thời tiết tốt và một bầu trời trong lành chứ không nhất định phải căn đúng thời gian cực đại, bạn có thể quan sát nhiều vệt sao băng nhất tại thời điểm cực đại chứ không chỉ nhìn thấy mưa sao băng tại lúc cực đại cho nên bạn có thể quan sát từ ngay lúc này, miễn là thời tiết tốt.

Trang Đặng (T/H)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO