Báo Điện tử Gia đình Mới

Lần đầu chụp được ảnh tuyệt đẹp của loài báo đen siêu hiếm ở châu Phi sau 100 năm

Những bức ảnh tuyệt đẹp về loài báo đen siêu hiếm được nhiếp ảnh gia người Anh Will Burrard-Lucas (35 tuổi) chụp được tại Kenya.

Lần đầu chụp được ảnh tuyệt đẹp của loài báo đen siêu hiếm ở châu Phi sau 100 năm 0

Đây là lần đầu tiên loài này được phát hiện qua camera ở châu Phi trong 100 năm qua.

Lần đầu chụp được ảnh tuyệt đẹp của loài báo đen siêu hiếm ở châu Phi sau 100 năm 1
Lần đầu chụp được ảnh tuyệt đẹp của loài báo đen siêu hiếm ở châu Phi sau 100 năm 2

Hợp tác cùng nhà sinh vật học đến từ vườn thú San Diego, Burrard-Lucas đến lắp đặt "bẫy camera" ở một khu vực được bảo vệ tốt, nơi thường được đồn xuất hiện loài báo đen.

Anh dùng các thiết biệt chuyên biệt bao gồm bộ cảm biến chuyển động không dây, máy ảnh DSLR chất lượng cao và hai đến ba đèn flash được điều khiển từ xa.

Lần đầu chụp được ảnh tuyệt đẹp của loài báo đen siêu hiếm ở châu Phi sau 100 năm 3
Lần đầu chụp được ảnh tuyệt đẹp của loài báo đen siêu hiếm ở châu Phi sau 100 năm 4
Lần đầu chụp được ảnh tuyệt đẹp của loài báo đen siêu hiếm ở châu Phi sau 100 năm 5
Lần đầu chụp được ảnh tuyệt đẹp của loài báo đen siêu hiếm ở châu Phi sau 100 năm 6

Con báo hoa mai mà Burrard-Lucas chụp được đã được xác định là một con báo cái nhỏ. Con báo cái này đi cùng một con báo hoa mai khác lớn hơn có màu lông bình thường, nhiều khả năng là bố hoặc mẹ nó.

Burrad-Lucas cho biết: "Nhiều người lo lắng con báo hoa mai này có thể trở thành mục tiêu của những kẻ săn tìm chiến phẩm (trophy hunter). Tuy nhiên việc săn tìm chiến phẩm ở Kenya là bất hợp pháp.

Theo tôi lợi ích của việc quảng bá du lịch lớn hơn nhiều so với những rủi ro, do đó tôi đã công bố địa điểm. Du lịch mang lại thu nhập chủ yếu cho những vùng này và đó thường là nguồn chính để gây quỹ cho hoạt động bảo tồn động vật.

Loài báo hoa mai châu Phi đã được đưa vào Sách Đỏ cuat Liên minh quốc tế (IUCN) bởi khu vực phân bố của báo đen ở châu Phi đã thu hẹp ít nhất 66% do mất môi trường sống và số lượng con mồi sụt giảm.

“Trophy hunting” (săn tìm chiến phẩm) là một hình thức săn bắn đặc biệt nhắm vào các thú rừng hoang dã, thường sau khi săn được thì một số bộ phận của vật bị giết sẽ dùng làm kỷ vật, làm chiến tích (thường là da, sừng hoặc đầu con vật bị giết), xác thú ít khi được dùng làm thực phẩm.

(Theo Daily Mail)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO