Báo Điện tử Gia đình Mới

Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

Để có mâm cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất, gia chủ cần chú ý chuẩn bị mâm cỗ cúng Phật, mâm cúng gia tiên và mâm cúng chúng sinh.

Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt. Vào ngày này, người ta thường làm mâm cơm cúng trước là để bày tỏ lòng tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, sau là cúng cầu cho các vong hồn chưa được siêu thoát.

Với mâm cúng rằm tháng 7, các gia đình có thể chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế cũng như phong tục của từng vùng miền, địa phương.

Để có mâm cúng rằm tháng 7 đủ đầy, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Mâm cúng rằm tháng 7: Mâm cúng Phật

Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì? 0

Với mâm cúng Phật ngày rằm tháng 7, các gia đình chỉ nên chuẩn bị đồ chay hoặc sắm một mâm ngũ quả chứ không chuẩn bị cỗ mặn hay quá nhiều lễ lạt cầu kỳ.

Trong khi làm lễ cúng, gia chủ nên đọc bài kinh Vu lan để hồi hướng công đức cho người thân trong quá khứ được siêu sinh.

Mâm cúng rằm tháng 7 dành cho thần linh, gia tiên

Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì? 1

Đối với mâm cúng rằm tháng 7 cho thần linh và gia tiên thì gia chủ cần chuẩn bị mâm cỗ mặn cùng tiền vàng và một số vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy.

Các món mặn trong mâm cúng rằm tháng 7 gồm: Xôi đỗ, gà luộc, giò lụa, canh, nem, cá kho, món xào thập cẩm...

Với các món trong mâm cỗ mặn thì gia chủ có thể linh hoạt thay đổi để phù hợp với phong tục của từng vùng miền cũng như điều kiện kinh tế của gia đình.

Mâm cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7

Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì? 2

Bên cạnh mâm cúng Phật, mâm cúng thần linh, gia tiên vào ngày rằm tháng 7 các gia đình nên sắm thêm mâm cúng chúng sinh. 

Thời gian cúng chúng sinh/cúng cô hồn thường diễn ra vào chiều ngày 14 hoặc 15/7 âm lịch. 

Sở dĩ lựa chọn thời gian cúng này bởi theo quan niệm dân gian, đây là lúc các cô hồn trên đường trở về địa ngục.

Chú ý mọi lễ cúng phải được hoàn tất trong ngày 15/7. 

Mâm cúng chúng sinh sẽ bao gồm những lễ vật sau:

- Muối gạo: 1 đĩa

- Cháo trắng nấu loãng: 12 chén nhỏ

- Hoa quả: 5 loại

- Đường thẻ: 12 cục

- Quần áo chúng sinh

- Bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng

- Nước: 3 ly

- Nhang: 3 cây

- Nến: 2 cây

Chú ý, trong mâm cúng cô cồn, tuyệt đối không cúng xôi, gà, heo mà chỉ cúng bằng các lễ vật trên. 

Người xưa cho rằng, việc cúng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si.

Lễ cúng sẽ được bày ở trước cửa chính của ngôi nhà. Gia chủ khi cúng nên đọc các bài văn khấn hoặc khấn nôm tùy tâm.

Kết thúc cúng cô hồn thì đem vãi gạo, muối ra sân đường rồi đốt vàng mã.

Mai Hương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO