Báo Điện tử Gia đình Mới

Những thí nghiệm khoa học man rợ trên động vật khiến thế giới rùng mình

Trong lịch sử có không ít nhà khoa học điên rồ cùng những thí nghiệm kinh khủng mà họ tiến hành. Dưới đây là những thí nghiệm khoa học man rợ từng được thực hiện trên động vật.

nhung-thi-nghiem-khoa-hoc-man-ro-tren-dong-vat-thumb

Bên cạnh những thí nghiệm phi nhân đạo trên người khiến nhân loại phẫn nộ, có những thí nghiệm trên động vật cũng không kém phần man rợ. 

1. Thí nghiệm trên khỉ về phương pháp "kiềm chế"

Chú khỉ bị đem ra làm vật thí nghiệm

Chú khỉ bị đem ra làm vật thí nghiệm

Những chú khỉ sẽ bị khóa tay, nhốt trong lồng hẹp kín rồi ép lại. Chúng còn bị tiêm thuốc ketamine, thuốc an thần để hạn chế phản ứng chống cự.

Bất chấp những nỗi đau đớn loài khỉ phải chịu đựng, các chuyên gia tiếp tục sử dụng chất độc thần kinh để gây tổn thương cơ thể loài khỉ y như một bệnh nhân thật. Sau đó tiến hành thử nhiều loại thuốc nhằm chữa trị căn bệnh đó.

2. Thí nghiệm ghép đầu

nhung-thi-nghiem-khoa-hoc-man-ro-tren-dong-vat-02

Ngày 14/3/1970, một nhóm khoa học từ Đại học Case Western Reserve (Mỹ) dẫn đầu bởi giá sư Robert J. White, đã thực hiện ca ghép đầu “độc nhất vô nhị” trong lịch sử loài người thời bấy giờ đó là ghép đầu một con khỉ bị chặt sang một cơ thể mới.

Đó là ca phẫu thuật gây tranh cãi rất nhiều vì tính đạo đức trong y học, tuy nhiên xét về mặt kỹ thuật, nó tương đối thành công.

Bác sĩ White đã sử dụng thủ thuật đốt động mạch và tĩnh mạch cùng lúc khi tách đầu con khỉ ra khỏi cơ thể để ngăn quá trình mất máu tại não.

nhung-thi-nghiem-khoa-hoc-man-ro-tren-dong-vat-02-2

Theo các báo cáo, con khỉ đã thực sự sống lại, có khả năng nghe, ngửi, cảm nhận, thậm chí nó còn cố tấn công một người trong nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên do không thể kết nối thành công phần tủy sống và não bộ, con khỉ không thể di chuyển được và chết chỉ sau đó vài giờ.

Đến năm 2001, bác sĩ White lại một lần nữa thực hiện ca phẫu thuật ghép đầu khỉ với các kỹ thuật tương tự và lần này con khỉ có thể sống trong nhiều ngày do các dây thần kinh không bị tổn hại.

3. Thí nghiệm hồi sinh mèo con của Franken

nhung-thi-nghiem-khoa-hoc-man-ro-tren-dong-vat-03

Nhà khoa học Đức, Karl August Weinhold tin rằng não người giống như viên pin kết nối với dây thần kinh. Vị tiến sĩ Frankenstein đã chứng minh quan điểm ấy vào năm 1817 khi ông thí nghiệm trên một con mèo.

Con vật đã chết mất đi tất cả chức năng cảm giác, vận động, các xung thần kinh. Sau đó bằng cách riêng, ông làm con vật sống lại trong 20 phút đầu ngẩng cao, mắt mở to, nỗ lực đứng dậy và mất kiểm soát rồi gục ngã vì kiệt sức.

Thử nghiệm của Weinhold bị coi là điên rồ và phi đạo đức thời nay. Được biết, sau một năm thử nghiệm của Weinhold, tiểu thuyết Frankenstein đã được xuất bản

4. Thí nghiệm chó hai đầu

nhung-thi-nghiem-khoa-hoc-man-ro-tren-dong-vat-04

Nhà khoa học người Mỹ Charles Guthrie đã làm được điều đó năm 1900. Thành quả sáng tạo của ông chỉ sống được 26 phút. Trong chiến tranh Lạnh, hai nhà khoa học Nga là AG Konevsky và Vladimir Demikhov đã cải tiến thí nghiệm của Charles và họ đã nổi tiếng thế giới với con chó hai đầu của mình.

Hai ông đã tiến hành thử nghiệm cấy ghép trên 20 đối tượng và một trong số chúng đã có thể sống tới 1 tháng sau khi cơ chế đào thải chiếc đầu mới kết thúc.

5. Thí nghiệm mèo điệp viên

nhung-thi-nghiem-khoa-hoc-man-ro-tren-dong-vat-05

Chính phủ Mỹ từng mong muốn đào tạo được mèo điệp viên nên đã tiến hành thí nghiệm huấn luyện một con mèo trong vòng 5 năm trời.

Không chỉ dừng lại ở việc việc huấn luyện, họ còn cấy ghép một thiết bị nghe lén và kiềm chế cảm giác đói vào trong con mèo - đó là một cái ăngten chạy bằng pin được cấy vào bên trong đuôi của con mèo tội nghiệp.

Thí nghiệm thất bại thảm hại, trong một đợt thực nghiệm trên đường phố, con mèo đã lao vào một chiếc taxi và chết tại chỗ.

6. Thí nghiệm đau đớn trên loài thỏ

nhung-thi-nghiem-khoa-hoc-man-ro-tren-dong-vat-06

Mục đích của thí nghiệm là dùng để đo mức độ kích ứng trên da, tổn hại trên mô nhạy cảm và độc tố của những chất khác nhau được sử dụng làm mỹ phẩm.

Các chuyên gia sử dụng chất có khả năng ăn mòn trực tiếp để thử trên mắt của nhiều con thỏ, qua đó nhằm đánh giá tình hình mô mắt bị hủy hoại như thế nào.

nhung-thi-nghiem-khoa-hoc-man-ro-tren-dong-vat-07

Sau khi bị nhỏ những hóa chất như trên mà không có thuốc an thần hỗ trợ, những con thỏ gần như lập tức phát ra những tiếng kêu đau đớn, thậm chí chúng còn gãy cả cổ hay lưng vì cố gắng vùng vẫy thoát khỏi sự kìm kẹp của các dụng cụ nghiên cứu.

Sau thí nghiệm, những chú thỏ này phải đối mặt với những nỗi đau từ hiện tượng nổi ban đỏ, phù nề, chảy mủ, loét, xuất huyết và mù lòa, thậm chí có thể dẫn đến cái chết.

7. Thí nghiệm chó thây ma

nhung-thi-nghiem-khoa-hoc-man-ro-tren-dong-vat-08

Thây ma (zombie) không chỉ xuất hiện trong phim mà ngoài đời, các nhà khoa học đã tạo ra những con chó thây ma. Năm 1940, các nhà khoa học Nga đã công bố một video quay cảnh nhiều chiếc đầu chó sau khi bị chặt vẫn còn "sống" tiếp được vài giờ.

Chúng vẫn vẫy tai khi nghe thấy âm thanh và thậm chí còn liếm mồm. Nhóm nghiên cứu này đã tuyên bố họ có thể duy trì sự sống cho những con chó nói trên bằng một hệ thống tuần hoàn máu nhân tạo. Đó là lần đầu tiên khoa học thử sức với việc tạo ra những con chó thây ma.

(Theo Soha, VietQ, Toplist)

Trang Đặng/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO