Báo Điện tử Gia đình Mới

Vua Quang Trung: Thân thế và sự nghiệp của vị vua anh hùng

Vua Quang Trung là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Tây Sơn sau Thái Đức Hoàng đế. Ông là một trong những vị tướng, nhà lãnh đạo chính trị đại tài của Việt Nam.

  Vua Quang Trung: Thân thế và sự nghiệp của vị vua anh hùng

Vua Quang Trung: Thân thế và sự nghiệp của vị vua anh hùng

Đôi nét về tiểu sử vua Quang Trung

Vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, Tây Sơn Thái Tổ (1753 - 1792) tên thật là Nguyễn Huệ. Ông là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc.

Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Đại Nam Thực lục, Việt Nam sử lược thì Nguyễn Huệ là con thứ ba trong gia đình ông Hồ Phi Phúc ở thôn Tây Sơn, huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn, Bình Định.

  Tượng vua Quang Trung - Ảnh tư liệu

Tượng vua Quang Trung - Ảnh tư liệu

Rất nhiều những thắc mắc xoay quanh việc vua Quang Trung họ gì, theo sách Nhà Tây Sơn, Võ Nhân Bình Định... có ghi chép lại, trước khi mang họ Nguyễn, họ của vua Quang Trung là Hồ. Bố ông tên Hồ Phi Phúc, sau lấy vợ họ Nguyễn nên đổi sang họ vợ.

Ông Hồ Phi Phúc sinh được ba người con là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ (Hồ Thơm) và Nguyễn Lữ.

Sau này, Nguyễn Huệ và hai người anh em của mình là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn. 

Vua Quang Trung lên ngôi năm nào?

Sách Nhà Tây Sơn ghi lại, cuối năm 1788, khi hay tin Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị kéo quân sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã làm lễ cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế ở núi Bân (Huế) và lấy niên hiệu là Quang Trung.

Sau khi lên ngôi, vua Quang Trung tức tốc kéo quân ra Thăng Long để đánh giặc ngoại xâm. 

Mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung chỉ huy đánh tan quân Thanh xâm lược.

  Vua Quang Trung đại phá quân Thanh - Ảnh vẽ minh họa

Vua Quang Trung đại phá quân Thanh - Ảnh vẽ minh họa

Sự nghiệp của vua Quang Trung

Vua Quang Trung không những là vị tướng lĩnh quân sự đại tài mà còn là nhà cai trị giỏi bởi dưới thời của mình ông đã đưa hàng loạt chính sách cải cách kinh tế, xã hội nổi bật.

Nhà sử học Phan Huy Lê đánh giá, vua Quang Trung không chỉ là nhà quân sự lỗi lạc mà còn là một nhà chính trị có biệt tài.

Dưới thời của mình, vua Quang Trung từng ra chiếu cầu hiền và trọng dụng được nhiều nhân tài như: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiệp, Nguyễn Huy Lượng. 

Vua Quang Trung cũng khuyến khích dùng chữ Nôm thuần Việt thay vì chữ Hán. Bài trừ mê tín dị đoan, chấn chỉnh lại việc tu hành.

Để phát triển kinh tế, nhà vua ban hành chính sách cải cách chế độ đinh điền, ruộng đất, khuyến khích thủ công nghiệp. Nhờ đó mà sản xuất nông nghiệp thời kì này được khôi phục.

Ngoài ra, vua cũng cho mở xưởng đúc tiền, đúc vũ khí, thuyền chiến và sản xuất các mặt hàng thiết yếu để phục vụ cho nhu cầu của đất nước.

Bên cạnh nông nghiệp, thủ công nghiệp, vua Quang Trung cũng bãi bỏ chính sách ức thương của chính quyền Lê - Trịnh trước đây áp dụng để hàng hóa được lưu thông. Nhờ thế mà kinh tế công thương nghiệp phục hồi phát triển mạnh mẽ nhất là ở trung tâm kinh tế Thăng Long.

Đặc biệt, vua Quang Trung còn ban hành chính sách thuế khóa đơn giản, bãi bỏ nhiều thứ thuế phức tạp.

Về mặt quân sự, ông cho xây dựng quân đội được trang bị hiện đại. 

Về đối ngoại, vua Quang Trung có chính sách đối ngoại khôn khéo. Sử sách có ghi chép lại, vua Càn Long của nhà Thanh từng đánh giá rất cao tài năng của Quang Trung.

Vua Quang Trung: Thân thế và sự nghiệp của vị vua anh hùng 3

Vua Quang Trung mất vào năm nào?

Năm 1792, vua Quang Trung qua đời. Sau khi ông mất, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng.

Trong sách Ngụy Tây liệt Truyện - tài liệu chính sử của Sử quán triều Nguyễn có ghi:

"Một hôm, về chiều, Quang Trung đang ngồi bỗng xây xẩm, tối tăm, thấy một ông già đầu bạc từ trên trời xuống, mặc áo trắng, cầm gậy sắt, mắng rằng: "Ông cha người sống ở đất của Chúa, đời đời làm dân Chúa Nguyễn, sao phạm đến lăng tẩm...". Rồi lấy gậy đánh vào trán Quang Trung, mê man ngã xuống, bất tỉnh nhân sự lâu lắm... Từ đó, bệnh chuyển nặng...".

Sách Tây Sơn thực lục cũng ghi: Huệ mắc bệnh nặng, chữa không khỏi… Năm ấy Nguyễn Huệ mất, tóc của Huệ thì quăn, mặt thì đầy mụt, có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu…". 

Ngoài ra, quanh cái chết của vua Quang Trung có một giả thuyết được truyền lại nhiều nhất. Theo giả thuyết này, vào một buổi chiều thu năm 1792, vua Quang Trung đang ngồi làm việc bỗng hoa mắt, tối sầm mặt mũi, mê man bất tỉnh. Người xưa gọi đó là chứng huyễn vận.

Xoay quanh cái chết của vua Quang Trung có rất nhiều giai thoại kỳ lạ, tuy nhiên đến nay chưa một giả thuyết nào về nguyên nhân cái chết của ông có đủ chứng cứ xác thực, đủ sức thuyết phục.

Thanh Hương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO