Báo Điện tử Gia đình Mới

Trẻ dưới 12 tuổi, bố mẹ dù bận đến đâu cũng không được bỏ qua 3 điều quan trọng này

Trẻ dưới 12 tuổi rất cần nhận được sự quan tâm và chăm sóc đúng cách của bố mẹ để có một hướng phát triển lành mạnh, đúng đắn cả về thể chất và đời sống tâm hồn, tình cảm.

Nếu muốn trẻ lớn lên với đời sống tình cảm, cảm xúc tích cực và phong phú, giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực không đáng có và những tổn thương trong tâm hồn non nớt, thì cha mẹ cần chú ý 3 điều này trước khi trẻ bước sang tuổi 12.

1. Các vấn đề tâm lý của trẻ đều xuất phát từ cách nuôi dạy của bố mẹ

Bố mẹ cần trò chuyện để hiểu trẻ hơn.

Bố mẹ cần trò chuyện để hiểu trẻ hơn.

Khi trẻ bước qua tuổi 12, tâm lý rất nhạy cảm và dễ bị kích thích bởi thế giới bên ngoài, dễ bị cám dỗ bởi những điều mới lạ. Lúc này, trẻ cũng hay có tâm lý mải chơi, thích trốn học, nói dối, ngang bướng và dễ đua đòi theo bạn bè.

Kể cả với những đứa trẻ vốn dĩ rất ngoan, nhưng đến giai đoạn này cũng sẽ xuất hiện những suy nghĩ và phản ứng tiêu cực đối với bố mẹ, nên bố mẹ cần nắm bắt thời điểm tốt để trẻ phát triển đúng hướng.

Chúng ta nên biết rằng, trong quá trình nuôi dạy trẻ, trẻ sẽ bắt chước lại mọi hành động, tính cách và quan điểm của bố mẹ. Vì thế, trước khi trẻ bước vào giai đoạn "khó bảo" hơn thì cha mẹ cần chú ý đến vấn đề này.

Hãy trò chuyện với trẻ thật nhiều để thấu hiểu trẻ, đồng thời duy trì những thói quen, hành động tốt để trẻ noi gương. Đừng tạo áp lực quá nhiều, dễ gây cho trẻ tâm lý chống đối.

2. Khoảng thời gian này trẻ rất cần cha mẹ ở bên

Hãy dành thời gian ở bên trẻ trước khi trẻ lớn và rời xa vòng tay chúng ta.

Hãy dành thời gian ở bên trẻ trước khi trẻ lớn và rời xa vòng tay chúng ta.

Trẻ dưới 12 tuổi thường rất "quấn" bố mẹ, nếu phải xa bố hoặc mẹ quá lâu sẽ khiến trẻ cảm thấy buồn bã, nhớ mong và tủi thân.

Cảm xúc của trẻ khi phải rời xa bố mẹ trong giai đoạn này cũng giống như trải nghiệm cảm giác mất mát, nó dễ gây cho trẻ những tổn thương về tình cảm hơn so với giai đoạn trẻ đã qua tuổi 12.

Bên cạnh đó, có nhiều đứa trẻ khi lớn lên không thân thiết, gần gũi và ít mở lòng với người thân trong gia đình. Điều này cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ từ cách nuôi dạy của bố mẹ. 

Trong giai đoạn trẻ còn đang "quấn" bố mẹ nhưng lại không nhận được sự quan tâm đầy đủ, bố mẹ vì bận mải công việc mà ít khi ở bên trẻ thì trẻ lớn lên sẽ càng khép mình.

Vì vậy, dù bận đến đâu cha mẹ cũng cần dành thời gian nhất định để ở bên trò chuyện, vui chơi cùng trẻ, để bé cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ dành cho mình và luôn cảm thấy an tâm.

3. Trẻ trước 12 tuổi, cha mẹ cần biết nói "không"

Nếu như chỉ nuôi dạy trẻ bằng tình yêu thương và quan tâm hết mực, không có sự nghiêm khắc của lý trí thì trẻ lớn lên sẽ dễ thành người ích kỷ, thiếu kỷ luật.

Khi trẻ biết mình được yêu thương và dễ dàng được đáp ứng mọi yêu cầu, trẻ sẽ dần hình thành tâm lý "lợi dụng" tình yêu thương của người khác để đòi hỏi, thậm chí dọa dẫm để được thỏa mãn.

Quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ cần rất nhiều tình yêu, nhưng bên cạnh đó, sự nghiêm khắc cũng là yếu tố không thể thiếu. Trẻ cần được trải nghiệm cảm giác bị từ chối, cảm giác bị tổn thương... đó cũng là những mặt cảm xúc trẻ cần được học trong đời.

Vì vậy, cha mẹ cần biết lúc nào nên đáp ứng yêu cầu của trẻ, lúc nào nên nói "không" để trẻ ý thức được rằng không phải mọi mong muốn của mình đều được đáp lại.

Lam/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO