Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

'Bỏ túi' 12 phương pháp dạy trẻ nổi tiếng trên thế giới cho mẹ Việt

Những phương pháp dạy trẻ nổi tiếng trên khắp thế giới này sẽ giúp con bạn phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ lẫn tinh thần, tình cảm. Hãy thử xem bạn đã thực hiện được những phương pháp nào!

1. Dành thời gian cho trẻ chơi tự do

29340107_182412519209549_3509905464646694842_n

Theo TS. Thomas Armstrong, Giám đốc Viện nghiên cứu tiềm năng con người Mỹ, một chuyên gia về giáo dục trẻ em đã chỉ ra rằng: "Mỗi đứa trẻ đều có khả năng phát triển nhiều loại thông minh khác nhau, nhưng điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự kích khích mà trẻ nhận được ở nhà, khi tới trường và từ môi trường bên ngoài nói chung".

Ông nhấn mạnh, khoảng thời gian chơi tự do mang lại nhiều lợi ích cho những đứa trẻ trước độ tuổi đi học hơn là những hoạt động có kế hoạch. Cha mẹ không nên sắp xếp quá nhiều hoạt động hay lớp học cho trẻ trong độ tuổi này.

Trẻ cần có thời gian chơi với tất cả những gì mà trẻ thích, thậm chí là thời gian để không làm bất cứ việc gì và trẻ được là chính mình.

2. Trẻ em tự trông nhau

Ở quần đảo Polynesian, khi những đứa trẻ bắt đầu biết đi, chúng sẽ có trách nhiệm chăm sóc những đứa trẻ khác và trẻ em tầm tuổi nhau phải tự chăm sóc và trông coi lẫn nhau một cách có tổ chức.

Trẻ em mẫu giáo lớn được học cách dỗ dành các em bé hơn. Điều này giúp các bé biết cách quan tâm và chăm sóc người khác. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên đảm bảo không gian dành cho các bé đủ an toàn, ở những nơi công cộng đông người vẫn cần bố mẹ để mắt đến trẻ.

3. Trẻ tự ra ngoài một mình

tre-em

Đây là một trong những cách cha mẹ Nhật dạy trẻ tự lập, tự giác ngay từ nhỏ. Những đứa trẻ có thể tự ra ngoài mua đồ, đi siêu thị một mình và tự giác làm một số công việc nhà giúp đỡ bố mẹ.

Không những vậy, tại Nhật Bản, trẻ từ 4 tuổi trở lên đã có thể tự đi tàu điện ngầm một mình, tự đi học mà không cần phải có người lớn đưa đón. Cha mẹ Nhật cùng không có thói quen quát mắng và ép buộc con cái, thay vì thế họ thường nói nhẹ nhàng để khích lệ tính tự giác của trẻ.

4. Khuyến khích trẻ vận động

Cùng trẻ chơi cầu, đạp xe, bơi lội... là cách cha mẹ khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn, nâng cao thể lực và phát triển chiều cao đầy đủ. Trẻ thích chơi các môn thể thao cũng sẽ trở nên vui vẻ, cởi mở và hòa đồng hơn.

Những bài tập thể thao cũng giúp trẻ giải tỏa căng thẳng sau giờ học, tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh khi trẻ lớn lên.

5. Trẻ được ăn mọi thứ

GDM05541 - Copy

Ở Pháp, cha mẹ luôn áp dụng một chế độ ăn nhất định cho trẻ, không có tình trạng "kén cá chọn canh". 

Trẻ em Pháp được cho ăn đồ ăn của người lớn, cha mẹ ăn gì thì trẻ cũng ăn nấy, vì thế trẻ hầu như sẽ không ghét bất kì một loại thực phẩm nào và sẽ có chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất.

6. Dạy trẻ tự lập sớm

Phương châm của các bậc cha mẹ người Đức là làm bạn của trẻ để tìm phương án giải quyết tốt nhất, đừng cho rằng bố mẹ luôn luôn đúng và bắt buộc con luôn làm theo ý mình. Bố mẹ cũng cần phải tôn trọng ý kiến của con cái.

Đối với người Đức, trẻ em cần được học tính tự lập từ rất sớm, ngay từ những việc nhỏ nhất. Khi cha mẹ làm việc gì đó, trẻ sẽ được đứng xem hoặc được hướng dẫn để làm, những việc trẻ tự làm được thì bố mẹ sẽ không hỗ trợ.

Trẻ em học rất nhanh và nhớ lâu, vì vậy bạn chỉ cần hướng dẫn một lần, lần sau bé sẽ nhớ và tự ý thức được việc đó phải làm như thế nào.

7. Tôn trọng và kỷ luật

Trẻ em ở Mỹ được ngủ riêng từ khi còn bé.

Trẻ em ở Mỹ được ngủ riêng từ khi còn bé.

Ở Mỹ, những đứa trẻ được dạy phải tuân thủ những quy tắc cơ bản như tự ăn, tự làm vệ sinh cá nhân, sinh hoạt đúng giờ, lịch sự ở nơi công cộng... 

Trẻ em ở Mỹ được cha mẹ cho ngủ riêng từ nhỏ, khi ngã phải biết tự đứng dậy, muốn làm gì phải dựa vào mình. Trẻ cũng được tạo điều kiện để phát triển sự sáng tạo, trẻ có thể tự làm đồ chơi hoặc tự sửa đồ chơi của mình khi bị hỏng.

Trẻ có quyền tự do sắp xếp và quyết định thời gian của mình. Cha mẹ tôn trọng nhưng không nuông chiều con. Cha mẹ Mỹ biết lúc nào nên dành tình yêu thương cho bé, lúc nào nên để bé tự lập làm việc.

8. Trẻ biết đặt câu hỏi

Những người mẹ Do Thái luôn nhớ một câu châm ngôn: "Con lừa thồ sách”, nghĩa là: "Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”.

Vì thế, người Do Thái coi làm việc nhà là dạy trẻ cơ hội sinh tồn cơ bản. Dạy con biết vượt khó, làm việc nhà, liên tục đặt câu hỏi từ nhỏ... là những bí quyết dạy con của người Do Thái. Người Do Thái yêu thích đọc sách nên khuyến khích sự chú ý, giúp trẻ biết đặt câu hỏi để học được nhiều cái mới.

Họ giáo dục con biết quản lý tài chính từ sớm: 3 tuổi nhận biết được tiền và 5 tuổi biết kiếm tiền. Trẻ phải biết tự lập, không sợ thất bại, thân thiện với mọi người và được dạy lao động từ nhỏ.

9. Kích thích năng khiếu của trẻ

Mua

Nhiều đứa trẻ có năng khiếu hội họa, âm nhạc, thể thao... từ nhỏ, nhưng vì không nhận được sự ủng hộ và không có điều kiện phát triển mà những năng khiếu đó bị mai một dần. Đây là điều rất đáng tiếc, bởi những năng khiếu này nếu có cơ hội phát triển sẽ trở thành sở thích, sở trường và mang đến cho trẻ nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Thông qua hội họa, âm nhạc, thể thao... trẻ sẽ bộc lộ được cảm xúc và cách nhìn của mình về thế giới, điều này cũng có tác dụng rất lớn trong việc nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ.

10. Thường xuyên ôm trẻ

om-con

Một cái ôm đôi lúc còn nói lên nhiều điều hơn một cuộc trò chuyện. Cái ôm thể hiện sự quan tâm và yêu thương mà mà bạn dành cho trẻ.

Thường xuyên ôm trẻ sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình cảm của trẻ mẹ, đồng thời trẻ cũng sẽ biết cách thể hiện sự quan tâm tới người khác khi những lời nói không có tác dụng. Những cái ôm giúp chúng ta giảm áp lực, cảm thấy nhẹ nhõm và ấm áp hơn.

11. Dạy trẻ biết lắng nghe

Khi trẻ nói chuyện với bạn, đừng chỉ nghe trẻ nói bằng đôi tai mà hãy dùng cả trái tim mình để lắng nghe một cách chuyên tâm, kiên nhẫn, không ngắt lời hay phản bác lại suy nghĩ của trẻ.

Trở thành một người biết lắng nghe, trẻ sẽ biết cảm thông, chia sẻ với người khác và được mọi người yêu quý, tin tưởng.

12. Từ bỏ chủ nghĩa hoàn mỹ

Nhiều cha mẹ thường đòi hỏi quá nhiều điều ở trẻ, chê trách trẻ khi trẻ rửa bát không sạch, dọn phòng không gọn gàng, hay điểm bài thi không như mong đợi... Điều này vô tình gây ra áp lực cho trẻ và khiến trẻ nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ làm tốt được.

Cha mẹ hãy từ bỏ chủ nghĩa hoàn mỹ, đừng yêu cầu quá nhiều ở trẻ, để trẻ có cơ hội được làm một đứa trẻ con thực sự, được làm sai và được phạm lỗi. 

Lam/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO