Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

'Cô nhi' thời smartphone: 'Bố ạ, trước khi bố có iPhone, bố tuyệt hơn nhiều!'

Có thể khẳng định: Các bậc phụ huynh mới là người cần phải giảm thời gian xem TV, dùng smartphone... chứ không phải con cái của mình.

Một cậu bé 7 tuổi đứng trong vườn với quả bóng dưới chân, cậu phân vân có nên đá nó không nhỉ. Thế rồi cậu bé gọi to: “Bố ơi, bố ra chơi với con nhé!”.

“Chờ bố một phút!” Người bố trả lời trong khi đang bận rộn với trả lời email. Vài giây sau, cậu con trai gọi tiếp. Bố cậu đáp: “Bố đang đến rồi đây!” – miệng nói nhưng tay vẫn tập trung vào màn hình.

Hơn một phút trôi qua, cậu bé hỏi lại: “Bố có định ra đây không ạ?” Lần này, người bố không trả lời nữa, anh ta đang đọc một tin nhắn khác.

g

Đã 10 phút kể từ lúc gọi bố, cậu buồn bã bỏ cuộc, vứt lại quả bóng chỏng trơ trên bãi cỏ. Khi đi qua chỗ bố, cậu bé thất vọng thốt lên rằng: “Bố ạ, trước khi bố có iPhone, bố tuyệt hơn nhiều”.

Đây là câu chuyện có thật được một ông bố kể lại trong buổi phỏng vấn cho chương trình nói về cách nuôi dạy con.

Theo lời người bố kể lại, đó là một cuộc gọi quan trọng của anh. Anh này cũng thừa nhận rằng mình đã bỏ lỡ rất nhiều khoảnh khắc ở cạnh con trai, thay vào đó, là thời gian dành cho chiếc điện thoại.

Cháu muốn chơi với mẹ, nhưng mẹ lúc nào cũng nhìn điện thoại

Những tình huống như trên xuất hiện ở khắp nơi, nhất là vào kỳ nghỉ của các con. Bởi ngoài kia, có hàng ngàn bố mẹ bị xao lãng do công việc quá mức bận bịu.

l

Các bà mẹ vừa đẩy xe của con vừa lướt Facebook. Các ông bố bị điện thoại thôi miên, đứng đơ như tượng trong công viên bỏ mặc con cái nô đùa.

Tất nhiên không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà thiết bị nhỏ xinh này mang lại. Ai cũng có thể trả lời tin nhắn, bắt sóng tin hot, chuyển tiền qua mạng, đọc dự báo thời tiết hay xem chương trình TV ưa thích bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu.

sd

Theo lý thuyết, chính những tiện ích đó phải giúp phụ huynh có nhiều thời gian hơn dành cho tổ ấm của mình. Thế nhưng bên cạnh những lợi ích mà chiếc smartphone mang lại, nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến hạnh phúc mỗi gia đình. 

Khi ở chung với trẻ, không có nghĩa cả tâm hồn và thể chất của bố mẹ đang ở cùng con. Nếu đang bận xem phim, đọc tin nhắn, lướt web... thì tâm trí họ đang bị cuốn vào thiết bị di động ấy.

Trong một buổi hội thảo, hiệu trưởng một trường học đã chia sẻ nỗi lo về số lượng phụ huynh chỉ chăm chú vào màn hình di động trong khi có mặt tại cuộc thi con họ đang tham gia.

c

Năm ngoái, cụm từ “technoference” - một thuật ngữ được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu mô tả sự gián đoạn tương tác giữa cha mẹ và con cái - đã rung lên hồi chuông báo động cho các bậc phụ huynh.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, khoảng thời gian bố mẹ sử dụng thiết bị điện tử khi đang ở cạnh con trong một ngày chiếm đa số. Chỉ có 11% phụ huynh khẳng định dành hoàn toàn thời gian cho con mình.

Cũng trong cuộc khảo sát đó, cha mẹ được tự đánh giá hành vi của con như cảm xúc lầm lỳ, nhạy cảm, dễ giận dỗi; hành vi hiếu động thái quá; hay thái độ cáu giận mất kiểm soát. Kết quả thật đáng ngạc nhiên: bố mẹ càng bị cuốn vào công nghệ, con cái càng có nhiều hành vi xấu.

f

Các bậc phụ huynh hãy ghi nhớ rằng hành động mình đáp lại với trẻ chính là những thứ trẻ sẽ học theo. Ví dụ khi bố mẹ và con cái mỉm cười với nhau sẽ tạo ra một chất kích thích trong cơ thể khiến cả nhà thấy hạnh phúc.

Trong quá trình nuôi dạy con, trẻ sẽ phát triển tốt nhất cả trí tuệ và cảm xúc nếu được cha mẹ dành nhiều quan tâm.

Nghiên cứu mới đây cho thấy: khi được phụ huynh để ý chăm sóc, một đứa trẻ 11 – 14 tháng tuổi sẽ học được gấp đôi số lượng từ ngữ so với một đứa trẻ sống trong hoàn cảnh ngược lại. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trí tuệ của trẻ em sẽ phát triển theo hướng khác nếu không được cha mẹ chú ý.

Khi tiến hành phỏng vấn vài em nhỏ ở Trung tâm chăm sóc gia đình (Care For The Family) ít tương tác với bố mẹ, một cậu bé rầu rĩ trả lời: “Cháu thấy hình như bố mẹ không quan tâm đến cháu”.

Một cô bé khác cũng chia sẻ: “Cháu muốn chơi với mẹ, nhưng mẹ lúc nào cũng nhìn điện thoại”.

lg

Trong một nghiên cứu năm 2015, có tới 54% trẻ em cảm thấy bố mẹ “dán mắt” vào màn hình quá nhiều, nhất là khi chúng đang trò chuyện với họ.

Vấn đề ở đây là công nghệ hiện đại quá dễ dàng truy cập, quá phổ biến và không thể dự đoán được. Ai cũng chăm chăm để ý đến tiếng chuông thông báo và ngay lập tức trả lời khi nhận được một dòng tin nhắn.

s

Mỗi khi cầm điện thoại, các bậc phụ huynh đừng quên bản thân chính là hình mẫu cho con trẻ học tập.

Giải pháp giúp cha mẹ "thoát" khỏi vấn đề

Có thể xử lý tình trạng đáng quan ngại này bằng cách tự đặt ra "nguyên tắc".

Ví dụ dành hẳn 1 ngày (hoặc 1 đêm) không công nghệ, quây quần trò chuyện với các thành viên trong gia đình.

Cắm sạc điện thoại ở một phòng khác, cố gắng không chú ý đến nó, và mua một chiếc đồng hồ để xem giờ.

Nếu đang ở cạnh con nhưng có việc gấp, bố mẹ vẫn có thể ưu tiên làm việc hoặc trả lời tin nhắn. Còn khi đang bận rộn việc nhà, phụ huynh có thể bù đắp cho con bằng cách cho chúng xem TV hoặc chơi trò chơi trên máy tính.

Nhưng khi ở cạnh con, hãy dành hết tâm trí và thời gian cho trẻ.

(Theo Dailymail)

Kim Oanh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO