Báo Điện tử Gia đình Mới

Trung thu 2020 ngày bao nhiêu, thứ mấy?

Trung thu ngày bao nhiêu, Tết Trung thu 2020 vào ngày nào, thứ mấy? Tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Trung thu 2020 ngày bao nhiêu, thứ mấy? 0

Trung thu 2020 ngày bao nhiêu?

Ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm được chọn là ngày Tết Trung thu, tết của trẻ em hay còn được biết đến với nhiều tên gọi như Tết Đoàn viên, Tết trông trăng hay tết hoa đăng.

Vậy Tết Trung thu 2020 ngày bao nhiêu, thứ mấy?

Theo lịch vạn niên năm 2020, Tết Trung thu rơi vào thứ Năm ngày 1/10 (tức 15/8/2020 âm lịch).

Nguồn gốc của Tết Trung thu

Trong cuốn Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính có ghi lại, nguồn gốc của việc bày cỗ treo đèn vào ngày này bắt nguồn từ việc vua Đường Minh Hoàng cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn, bày tiệc mừng vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Theo thời gian thì đây trở thành phong tục không thể thiếu.

Còn tục rước đèn thì có từ đời nhà Tống. Người xưa truyền lại, vua Tống Nhân Tông có con cá chép thành yêu, cứ đêm trăng lại hóa thành con gái đi hại người. Bấy giờ viên quan Bao Công hạ lệnh cho dân làm đèn hình con cá rồi đem ra chơi ngoài đường để loài kia sợ mà không dám hại người.

Theo người Trung Hoa cổ đại thì Tết Trung thu có từ thời Xuân - Thu.

Trung thu 2020 ngày bao nhiêu, thứ mấy? 1

Nhìn chung, xoay quanh nguồn gốc của Tết Trung thu có rất nhiều tài liệu ghi chép lại, tuy nhiên đến nay người ta vẫn chưa kết luận được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa.

Tết Trung thu ở Việt Nam có những tục gì?

Vào dịp Trung thu, người Việt từ bao đời vẫn giữ thói quen "phá cỗ trông trăng". Ngày này, người lớn thì cùng nhau ngồi lại ăn bánh uống trà, ngắm trăng tháng 8, còn trẻ nhỏ thì vui rước đèn, ngắm múa lân.

Tùy vào từng vùng miền, địa phương mà tục phá cỗ trông trăng đêm trung thu sẽ có các hoạt động khác nhau.

Trung thu 2020 ngày bao nhiêu, thứ mấy? 2

Một số bài hát về Tết Trung thu

Rước đèn tháng tám

Tết Trung Thu rước đèn đi chơi

Em rước đèn đi khắp phố phường

Lòng vui sướng với đèn trong tay

Em múa ca trong ánh trăng rằm

Đèn ông sao với đèn cá chép

Đèn thiên nga với đèn bướm bướm

Em rước đèn này đến cung trăng

Đèn xanh lơ với đèn tím tím

Đèn xanh lam với đèn trắng trắng

Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu.

Chiếc đèn ông sao

Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu

Cán đây rất dài, cán cao qua đầu

Em cầm đèn sao em hát vang vang

Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan...tùng dinh dinh là tùng tùng dinh

Đêm trung thu

Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình

Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh

Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng

Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang.

Thanh Hương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO