Báo Điện tử Gia đình Mới

Trung thu xưa và nay, những điều khác biệt đáng suy ngẫm

Không còn đèn ông sao rực rỡ, chẳng còn rước đèn ngắm trăng, trẻ em ngày nay có cách đón Tết Trung thu thật khác.

Nếu như Tết Trung thu trong kí ức của thế hệ 8X, 9X đời đầu là những kỉ niệm vô cùng đẹp đẽ, đó là sự háo hức, vui mừng, là sự mong ngóng, chờ đợi để được rước đèn, phá cỗ, ngắm múa sư tử với tiếng chiêng trống, hò reo rộn ràng. Thì trung thu ngày nay của các em nhỏ lại có những điều khác biệt đáng suy ngẫm. 

  Ngày Tết Trung thu đầy ý nghĩa trong kí ức tuổi thơ của thế hệ 8X, 9X đời đầu

Ngày Tết Trung thu đầy ý nghĩa trong kí ức tuổi thơ của thế hệ 8X, 9X đời đầu

Từ món quà trung thu

Nếu như ở Trung thu xưa, hình ảnh bố vót tre làm lồng đèn, mẹ bày biện mâm cỗ, trẻ con háo hức nghe bà kể tích chuyện Trung thu xưa, thì đến ngày nay, điều đó trở nên xa lạ với các em nhỏ.

Trung thu xưa và nay, những điều khác biệt đáng suy ngẫm 1

Không còn những chiếc đèn cù, đèn ông sao giản dị mà các ông bố thường tự làm cho con, giờ đây, không cần mất công sức để làm, trẻ em luôn được bố mẹ mua cho những chiếc lồng đèn đa dạng màu sắc, đủ kiểu, có các chức năng phát sáng, phát nhạc... thời thượng.

  Không còn đèn ông sau 5 cánh nhiều màu, thay vào đó những con vịt nhựa, đèn lồng có thể phát sáng là món quà mà các ông bố, bà mẹ dành tặng cho con mình.

Không còn đèn ông sau 5 cánh nhiều màu, thay vào đó những con vịt nhựa, đèn lồng có thể phát sáng là món quà mà các ông bố, bà mẹ dành tặng cho con mình.

Cho đến cách phá cỗ

Tết Trung thu xưa, đâu đâu bạn cũng nghe tiếng trống rộn ràng, những chú lân nhảy múa vui vẻ. Các gia đình cùng nhau phá cỗ ngắm trăng, sau đó cùng nhau đổ ra đường vui Tết truyền thống, có đèn lồng, bánh nướng thơm lừng và nghe những tiếng hát rước đèn của trẻ thơ... vô cùng vui nhộn.

Trung thu xưa và nay, những điều khác biệt đáng suy ngẫm 3

Ngày nay, mỗi khi Trung thu đến, người người, nhà nhà vẫn nhộn nhịp chuẩn bị đón Rằm tháng Tám. Tuy nhiên, không còn những buổi tối ấm áp ngồi ở nhà cùng nhau phá cỗ nữa, mà thay vào đó, cách phá cỗ, đi chơi đêm Trung Thu cũng trở nên mới mẻ, hợp thời hơn. Nhiều người chọn cho mình cách vào bar, club chung vui với bạn bè,... hay đi liên hoan ở nhà hàng, quán ăn.

Thiếu đi hương vị bánh trung thu truyền thống

Ngày xưa, bánh trung thu chỉ có hai loại bánh nướng nhân thập cẩm và bánh dẻo nhân thập cẩm. Nhân bánh được làm đặc thịt, lạp sườn. Bánh ăn ngọt khé cả cổ nhưng đứa trẻ nào cũng háo hức chờ đến lúc phá cỗ để được mẹ cắt cho miếng bánh để ăn.

Trung thu xưa và nay, những điều khác biệt đáng suy ngẫm 4

Ngày nay bánh trung thu khác xưa rất nhiều, nhân bánh được làm mịn, nhuyễn chứ không sật sật như xưa. Lại thêm rất nhiều loại bánh được nhập từ nước ngoài khiến những hàng bánh truyền thống không còn xuất hiện nhiều.

Chẳng còn múa lân, rước đèn rộn rã

Trong đêm hội Trung thu truyền thống, người Việt thường tổ chức múa lân rộn rã tiếng cười nói rộn ràng để không khí thêm tưng bừng. Các đoàn múa lân sẽ đến từng nhà trình diễn những màn trình diễn đẹp mắt và chủ nhà sẽ thưởng cho đoàn một chút tiền để lấy may.

Trung thu xưa và nay, những điều khác biệt đáng suy ngẫm 5

Trẻ em sẽ phá cỗ trông trăng ở gia đình hay cùng các bạn trong khu xóm và tham gia vào những trò chơi dân gian như rồng rắn, hát đồng dao, bịt mắt đánh trống... 

  Vào ngày Trung thu, các em nhỏ sẽ được bố mẹ cho đi ăn uống, dạo phố phường hay ghé thăm các trung tâm thương mại thay vì rước đèn cùng bạn bè phá cỗ như trước đây.

Vào ngày Trung thu, các em nhỏ sẽ được bố mẹ cho đi ăn uống, dạo phố phường hay ghé thăm các trung tâm thương mại thay vì rước đèn cùng bạn bè phá cỗ như trước đây.

Với những đứa trẻ sống ở thành thị, thay vì tham dự buổi phá cỗ, rước đèn như trước đây ngày nay bố mẹ sẽ cho con đến vui trung thu tại các trung tâm thương mại, ngắm phố phường đông đúc, náo nhiệt. Ở một số nơi mặc dù trẻ em vẫn được tham gia các buổi văn nghệ thi cắm trại và phá cỗ trông trăng tuy nhiên không khí vẫn không thể bằng ngày xưa.  

Trung thu xưa và nay có nhiều sự khác biệt, ở mỗi nơi mỗi khác và mỗi gia đình lại có cách đón trung thu khác nhau. Tuy nhiên, đây vẫn là ngày lễ mang nhiều giá trị nhân văn là dịp để cả nhà được đoàn viên quây quần, sum họp.

Tổng hợp/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO