Báo Điện tử Gia đình Mới

Trước khi dùng vitamin E nhất định bạn phải nắm những điều này

Vitamin E là một vitamin quan trọng, góp phần trong nhiều quá trình của cơ thể. Vậy, vitamin E là gì, vitamin E có tác dụng gì, cách sử dụng vitamin E thế nào mới đúng...? Tất tần tật nằm trong bài viết dưới đây.

Vitamin E là gì?

Vitamin E không phải là tên gọi cho một chất hóa học cụ thể, là tên gọi chung để chỉ hai lớp các phân tử (bao gồm các tocopherol và các tocotrienol) có tính hoạt động vitamin E trong dinh dưỡng.

Chức năng chính của α-tocopherol trong cơ thể người dường như là của một chất chống oxy hóa. 

Tác dụng của vitamin E là gì?

Vitamin E là chất chống oxy hóa có trong thực phẩm cũng như các loại đậu, hạt và các loại rau lá xanh. Vitamin E là một loại vitamin tan trong dầu quan trọng, góp phần trong nhiều quá trình của cơ thể.

Uống Vitamin E có tác dụng là điều trị hoặc ngăn ngừa thiếu hụt vitamin E. Những người mắc một số bệnh có thể cần thêm vitamin E.

vitamin-e-la-gi-giadinhmoi

Thiếu vitamin E dẫn đến tình trạng gì?

Thiếu vitamin E có thể gặp ở trẻ đẻ non, người lớn bị cắt túi mật. Khi thiếu Vitamin E kéo dài sẽ có các triệu chứng thần kinh như: thất điều, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, xúc giác giảm nhạy cảm.

Thiếu hụt vitamin E liên quan đến bệnh xơ nang, bệnh gan ứ mật mãn tính, bệnh rối loạn chuyển hóa chất béo, hội chứng ruột ngắn, hội chứng thiếu hụt vitamin E và các hội chứng kém hấp thu khác có thể dẫn đến mức độ thiệt hại khác nhau. Tuy nhiên vitamin E cũng có thể hoạt động như một chất chống đông và làm tăng nguy cơ của các vấn đề đông máu.

Cách sử dụng vitamin E

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng vitamin E: vitamin E dạng uống hoặc vitamin E bôi mặt.

Cách uống vitamin E đúng theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng với lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc kéo dài hơn so với khuyến cáo. Vitamin E có tác dụng tốt nhất nếu bạn dùng với thực phẩm.

Đối với dạng dung dịch, bạn đo thuốc bằng ống tiêm, muỗng hoặc ly thuốc đặc biệt được cung cấp.

Thuốc lỏng chứa đường hóa học có thể chứa phenylalanine. Kiểm tra nhãn thuốc nếu bạn mắc bệnh phenylketon niệu (PKU).

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, uống vitamin E liều cao còn có thể làm gia tăng nguy cơ bị ung thư phổi. Nếu tiêm vitamin E liều cao vào tĩnh mạch có thể gây tử vong.

Với phụ nữ, việc bổ sung viên uống vitamin E (viên tổng hợp) mỗi ngày sau 30 tuổi có thể được nhưng chỉ nên dùng trong 1 - 2 tháng, sau đó nghỉ một thời gian rồi mới dùng tiếp.

Đặc biệt chỉ với những người bệnh như: đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh gan, suy thận, ung thư, dị ứng, viêm mãn tính và bệnh tự miễn... thì mới cần bổ sung vitamin E hàng ngày, nhưng mỗi ngày cũng không quá 400 UI (đơn vị quốc tế), mà cũng chỉ nên dùng cách nhật 1 - 2 tháng, nghỉ 1 thời gian mới lại dùng tiếp. Còn đối với người khỏe mạnh bình thường thì cách sử dụng vitamin E để bổ sung tốt nhất vẫn là từ thực phẩm.

Cách bảo quản vitamin E 

Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Vitamin E bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng.

Liều dùng vitamin E

Tốt nhất, trước khi sử dụng thuốc hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Liều dùng vitamin E cho người lớn như thế nào?

Đối với người lớn mắc bệnh thiếu vitamin E, liều dùng như sau:

Liều điều trị: 60-75 đơn vị uống mỗi ngày một lần.

Liều phòng ngừa: 30 đơn vị uống mỗi ngày một lần.

Liều dùng vitamin E thông thường cho người lớn mắc bệnh rối loạn vận động Tardive:

600-1600 đơn vị uống mỗi ngày.

Liều dùng vitamin E thông thường cho người lớn mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm:

450 đơn vị uống mỗi ngày.

Liều dùng vitamin E thông thường cho người lớn mắc bệnh Alzheimer:

1000 đơn vị uống hai lần mỗi ngày.

Liều dùng vitamin E thông thường cho người lớn cần bổ sung chế độ ăn uống:

Dung dịch uống (AQUA-E): 200 đơn vị (10 mL) đường uống mỗi ngày một lần.

Liều dùng vitamin E cho trẻ em như thế nào?

1 đơn vị/kg/ngày, uống vitamin E hỗn hòa với nước.

Liều dùng vitamin E thông thường cho trẻ em phòng ngừa bệnh võng mạc:

Phòng ngừa bệnh võng mạc do sinh non hoặc loạn sản phế quản phổi (BPD) thứ cấp để điều trị bằng oxy: 15-30 đơn vị/kg/ngày để duy trì nồng độ trong huyết tương ở mức 1,5-2 mcg/ml (có thể cần liều cao như 100 đơn vị/kg/ngày). Lưu ý: AAP xem xét không khuyến cáo sử dụng liều và đường dùng này.

Liều dùng vitamin E thông thường cho trẻ em mắc bệnh xơ nang:

Uống 100 đến 400 đơn vị/ngày.

Liều dùng vitamin E thông thường cho trẻ em bổ sung ăn uống:

Cách dùng: 1 đơn vị vitamin E = 1 mg dl-alpha-tocopherol acetate.

Đường uống:

Sử dụng đủ:

1 đến dưới 6 tháng: 4 đơn vị hàng ngày.

6 đến dưới 12 tháng: 5 đơn vị hàng ngày.

Khuyến cáo hàng ngày cho phép (RDA):

1-3 tuổi: 6 đơn vị hàng ngày.

4-8 tuổi: 7 đơn vị hàng ngày.

9-13 tuổi: 11 đơn vị hàng ngày.

13 tuổi và lớn hơn: 15 đơn vị hàng ngày.

Vitamin E có những dạng nào và hàm lượng ra sao/

Vitamin E có những dạng và hàm lượng sau:

Dạng lỏng; Dung dịch; Viên nén; Viên nang lỏng; Viên nén nhai; Bột pha dung dịch; Viên nang.

Chế độ ăn hàng ngày có đáp ứng đủ nhu cầu vitamin E của cơ thể?

Nhu cầu bổ sung vitamin E của người lớn vào khoảng 15mg mỗi ngày. Nếu hàng ngày chế độ ăn của bạn có dầu thực vật, các loại rau xanh, việc đảm bảo đủ nhu cầu vitamin E là không mấy khó khăn.

Riêng phụ nữ có thai, người bị bệnh ung thư, tim mạch, những người bị khô da mới cần tăng cường vitamin E.

Vitamin E có trong thực phẩm nào?

Vitamin E có hai dạng: thiên nhiên và tổng hợp.Vitamin E có nhiều nhất trong các loại dầu thực vật như cọ dầu, hướng dương, ngô, đậu tương, ô liu. Các loại quả kiên, hạt hướng dương, quả nhót gai, dương đào...

Ngoài ra, vitamin E còn có nhiều trong một loại thực phẩm sau:

Hạnh nhân: 100g hạnh nhân có chứa tới 26,2mg vitamin E. Bạn có thể dùng hạnh nhân tươi hoặc các sản phẩm từ hạnh nhân.

Củ cải: Củ cải cung cấp khoảng 17% giá trị vitamin E bạn cần nạp mỗi ngày.

Rau cải xanh. Rau cải xanh cung cấp nhiều viatmin như vitamin E, A, C, K và folate.

Rau bina: Không chỉ giàu vitamin E, rau bina còn có nhiều chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi và folate.

Bơ: Trong nửa quả bơ có chứa tới 2mg vitamin E, đây chính là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào.

Bông cải xanh: Bông cải xanh có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin E.

Ngoài ra, vitamin E còn có nhiều trong các loại mầm như: giá đỗ, mầm thóc và xuất hiện với hàm lượng ít hơn trong các thực phẩm như: hạt ngũ cốc, cá, bơ lạc, các loại rau lá xanh, trứng, sữa...

Tác dụng phụ khi dùng vitamin E có thể gặp phải

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng với vitamin E: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng; Đau đầu, chóng mặt, thay đổi thị lực; Cảm giác choáng váng, muốn ngất xỉu; Suy nhược bất thường hoặc cảm giác mệt mỏi; Tiêu chảy, đau bụng; Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu (chảy máu cam, chảy máu nướu răng).

Vitamin E bôi mặt, làm đẹp da có được không?

TS Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam cho biết việc dùng viên vitamin E để bôi lên da bởi trong viên vitamin E chứa dầu, nếu dùng vitamin E bôi mặt thì sẽ bít lỗ chân lông và đấy chính là nguyên nhân gây mụn.Do đó, việc dùng vitamin E bổ sung cũng chỉ nên áp dụng với những người da khô,

Vitamin E bôi mặt sẽ bất hoạt dưới ánh nắng mặt trời do tác động oxy của khí quyển. Đấy là chưa kể các viên vitamin E được bán ở ngoài thị trường nếu không còn hạn sử dụng hoặc không phải là hàng chính hãng thì sẽ gây hậu quả tai hại cho da.

BS Nga tư vấn, nếu muốn dùng vitamin E để làm đẹp cho da thì cần sử dụng những sản phẩm chuyên biệt, các loại kem bôi da của những hãng mỹ phẩm nổi tiếng và uy tín.

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO