Báo Điện tử Gia đình Mới

Từ 1/2021, có 8 trường hợp người lao động được nghỉ việc nhưng vẫn hưởng nguyên lương

Bộ luật Lao động năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2021, có một số thay đổi liên quan đến quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không lương theo hướng có lợi hơn dành cho người lao động.

8 trường hợp nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương

Bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực thay thế Bộ Luật Lao động 2012. Một trong số những thay đổi rõ nhất liên quan tới quyền lợi người lao động là việc bổ sung thêm 1 số trường hợp nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp sau đây:

- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

- Cha đẻ, mẹ đẻ chết: nghỉ 03 ngày;

- Cha nuôi, mẹ nuôi chết: nghỉ 03 ngày;

- Cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;

- Cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;

- Vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;

- Con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Khi nghỉ việc riêng, người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động biết.

  Người lao động cần biết về quyền lợi của việc nghỉ việc riêng vẫn hưởng nguyên lương.

Người lao động cần biết về quyền lợi của việc nghỉ việc riêng vẫn hưởng nguyên lương.

4 trường hợp người lao động nghỉ không hưởng lương

Trên cơ sở kế thừa tinh thần của Bộ luật lao động 2012, BLLĐ năm 2019 tiếp tục quy định người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi:

- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết;

- Anh, chị, em ruột chết;

- Cha hoặc mẹ kết hôn;

- Anh, chị, em ruột kết hôn.

Khi nghỉ việc không lương trong các trường hợp trên, người lao động bắt buộc phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về sự kiện này.

Ngoài ra, người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Do đó, người lao động có thể xin nghỉ nhiều hơn số ngày mà luật quy định hoặc xin nghỉ vì những lý do riêng khác nếu người sử dụng lao động đồng ý.

Mặt khác, pháp luật cũng không quy định về tối đa số ngày nghỉ không hưởng lương nên người lao động có thể nghỉ không hưởng lương theo số ngày đã thỏa thuận mà không bị giới hạn, miễn sao được người sử dụng lao động chấp nhận.

Luật Lao động 2019 cũng nêu rõ, trong trường hợp người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Riêng trường hợp người lao động muốn nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận, người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

V.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO