Báo Điện tử Gia đình Mới

Uống thuốc ngủ có thực sự giúp ngủ ngon?

Nhiều người bị mất ngủ đã tự kê thuốc ngủ cho mình với mong muốn có được giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, lúc mới dùng có thể giảm triệu chứng nhất thời nhưng khi lạm dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ gây rối loạn não bộ, thậm chí là trầm cảm.

Theo Dược sĩ Nguyễn Thanh Xuân – Trung tâm Nghiên Cứu và Sản xuất Dược liệu Miền Trung, thuốc ngủ có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh, đưa cơ thể vào trạng thái buồn ngủ.

Mới dùng có thể giảm triệu chứng nhất thời nhưng khi lạm dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ gây rối loạn não bộ. Bởi bản chất thuốc mang đến những giấc ngủ "cưỡng ép".

Thuốc ngủ có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh và có thể gây trầm cảm nếu lạm dụng thuốc ngủ

Thuốc ngủ có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh và có thể gây trầm cảm nếu lạm dụng thuốc ngủ

Đó cũng là lý do làm cho những vấn đề về thần kinh, tâm thần xuất hiện ngày một nhiều, cơ thể rất dễ rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, kéo theo đó là tình trạng lo âu, căng thẳng kéo dài, thậm chí có thể gây trầm cảm.

Dược sĩ Nguyễn Thanh Xuân giải thích thêm, mất ngủ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: căng thẳng, stress, môi trường sống, chế độ ăn uống hay dùng chất kích thích (trà, cà phê)…

Bởi vậy, khi có dấu hiệu mất ngủ trước tiên nên điều chỉnh lối sống và kết hợp dùng các loại thảo dược từ thiên nhiên để tìm lại giấc ngủ tự nhiên như: Tâm sen, lá vông, lạc tiên. Tuy nhiên, khi sử dụng các thảo dược dân gian cũng phải biết cách dùng mới đem lại hiệu quả.

Đối với cây lạc tiên, từ trước tới nay, mọi người thường hay sắc cành và lá cây lạc tiên lên để uống giúp an thần, giải lo âu, giảm stress.

Tuy nhiên, dược sĩ Nguyễn Thanh Xuân chỉ rõ, lạc tiên có nhiều loài, nhiều người thường sử dụng nhầm loài hoặc mua dược liệu trôi nổi không rõ nguồn gốc, không có dược tính trị bệnh làm cho việc điều trị không đem lại hiệu quả.

Chưa kể tới việc, lạc tiên khô trôi nổi không được chăm sóc, thu hái, bảo quản theo tiêu chuẩn sẽ bị nấm mốc gây độc khi uống vào. 

Dược sĩ Nguyễn Thanh Xuân - Trung tâm Nghiên Cứu và Sản xuất Dược liệu Miền Trung

Dược sĩ Nguyễn Thanh Xuân - Trung tâm Nghiên Cứu và Sản xuất Dược liệu Miền Trung

Đáng lưu ý, nhiều người hay nhầm lẫn cây chanh leo với lạc tiên do hình dáng rất giống nhau nhưng thực chất cây chanh leo không thuộc họ lạc tiên và khi sắc lên uống sẽ không có tác dụng điều trị mất ngủ.

Hiện, ở Việt Nam thường dùng lạc tiên ta có tên khoa học là Passiflora foetida. Cây lạc tiên ta sẽ không cho dược tính tốt như cây lạc tiên tây có tên khoa học là Passiflora incarnata. Trên thế giới đã sử dụng lạc tiên tây từ rất lâu đời và đã được nhiều nghiên cứu khoa học tác chứng minh tác dụng an thần rất tốt của lạc tiên tây.

Một nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh đã chứng minh lô cao chiết nước của lá và ngọn non lạc tiên tây lấy tại Trung Tâm Nghiên Cứu và Sản Xuất dược liệu miền Trung có tác dụng kéo dài thời gian ngủ và điều trị mất ngủ hiệu quả.

Tuy nhiên, với cách sắc, uống cành và lá lạc tiên thông thường như dân gian vẫn dùng sẽ không đo được hàm lượng hóa chất dẫn tới không đủ liều hoặc quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể. Hơn nữa cách sắc, uống thông thường sẽ không tận dụng hết các hoạt chất có trong cây lạc tiên tây.

Do đó, để thoát khỏi chứng mất ngủ an toàn và hiệu quả, tốt nhất người sử dụng nên tìm mua những sản phẩm được làm từ cây lạc tiên tây theo tiêu chuẩn châu Âu.

Bởi những sản phẩm này là sản phẩm an toàn từ giống sạch, nước sạch, đất sạch, quá trình canh tác sạch, thu hái sạch, đến nhà máy đạt tiêu chuẩn và đến tay người tiêu dùng thì sản phẩm mới đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

Cần tìm hiểu kỹ, đọc kỹ nguồn gốc sản phẩm, kiểm tra những thông tin tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm được in trên bao bì.

T.Loan/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO