Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

WHO: Nhân loại đã loại bỏ được chủng virus bại liệt hoang dại type 3

Nhân Ngày quốc tế phòng chống bại liệt WHO đã công bố 1 thông báo rất quan trọng trong quá trình phòng chống bại liệt trên toàn thế giới đó là chủng virus bại liệt hoang dại type 3 đã được xử lý triệt để.

WHO: Nhân loại đã loại bỏ được chủng virus bại liệt hoang dại type 3 0

Sau khi hai chủng đã được tiêu diệt là type 2 còn có tên là Lansing và gần đây là type 3 có tên là Leon, type còn lại duy nhất là dạng 1 với tên gọi Brunhilde chiếm tới 90% số ca mắc hiện tại.

Về mặt lâm sàng thì các triệu chứng của 3 chủng này thể hiện hoàn toàn giống nhau bởi chúng đều gây liệt vĩnh viễn hoặc nặng hơn là tử vong.

Sự khác biệt ở đây là ở kiểu gen và dạng virus, để từ đó các nhà nghiên cứu và chuyên gia phân biệt và xử lý chúng theo các cách khác nhau.

Trước đó các chuyên gia đã khẳng định chủng virus hoang dại type 2 đã bị xóa sổ vào năm 2015, còn giờ đây sau khi ca bệnh cuối cùng có chủng virus hoang dại type 3 được phát hiện lần cuối tại Nigeria vào năm 2012 thì chúng ta đã chính thức công bố type 3 đã được loại bỏ.

Để làm được điều này nhiều quốc gia đã cùng nhâu hợp tác và đưa ra các giải pháp cả về con người lẫn công nghệ, đặc biệt là hệ thống các phòng thí nghiệm nghiên cứu trên toàn cầu đã cùng hợp sức để xác định tất cả những con virus type 3 không còn tồn tại ngoài tự nhiên nữa, chỉ còn những con đang được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Cũng không thể quên được sự hy sinh cả về thời gian lẫn tính mạng của rất nhiều người tại những điểm nóng bại liệt trên thế giới.

WHO: Nhân loại đã loại bỏ được chủng virus bại liệt hoang dại type 3 1

Có rất nhiều sự chống đối, phá hoại và cả giết hại các nhóm đi hỗ trợ vắc xin ở các vùng xa, đặc biệt là tại Afghanistan và Pakistan, nơi chủng 1 vẫn đang tồn tại.

Nhờ vào những cố gắng trong loại trừ bại liệt mà loài người đã tiết kiệm được đến 27 tỷ đô tiền chăm sóc sức khỏe từ năm 1988 đến này, và dự kiến sẽ tiết kiệm được thêm 14 tỷ đô nữa khi đến năm 2050.

Để duy trì thành quả này sắp tới tại Tuần lễ sức khỏe toàn cầu ở UAE sẽ có những hoạt động tập trung vào căn bệnh bại liệt. Các đơn vị và tổ chức góp công lớn trong sự kiện này có thể điểm ra như WHO, Rotary International, US CDC, UNICEF, the Bill & Melinda Gates Foundation và nhiều tổ chức nữa.

Bệnh bại liệt là gì?

Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm, gây ra do nhiễm virus Polio theo đường tiêu hóa, có thể bùng phát thành dịch. Triệu chứng bệnh bại liệt thường gặp là hội chứng liệt mềm cấp.

Bệnh bại liệt có thể dự phòng được bằng cách tạo ra miễn dịch chủ động khi tiêm chủng vaccine bại liệt, nhờ đó mà tỷ lệ bệnh bại liệt ở trẻ em giảm đáng kể.

Trước đây, bệnh bại liệt xuất hiện và gây ra dịch ở hầu hết các châu lục. Số lượng người mắc bệnh và chết vì bệnh bại liệt tăng mạnh. Từ 1955-1960 khi vắc xin bất hoạt và vắc xin sống giảm độc lực ra đời tỷ lệ mắc và chết đã giảm đáng kể, đặc biệt ở các nước phát triển. 

Ở Việt Nam: trước khi có vắc xin đã xảy ra các dịch lớn vào năm 1957-1959. Tỷ lệ bại liệt năm 1959 là 126,4/100.000 dân, từ năm 1962 khi Việt Nam chế tạo thành công vắc xin bại liệt sống giảm độc lực Sabin (OPV) thì tỷ lệ mắc và tử vong đã giảm đáng kể cũng như không có các vụ dịch xảy ra.

Sau thống nhất đất nước 1975, áp dụng có hiệu quả Chương trình tiêm chủng mở rộng đã giúp gần 100% trẻ em được uống vắc xin bại liệt.

Đến năm 2000 Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Việt Nam đã thành công trong việc thanh toán bệnh bại liệt trên toàn quốc, nghĩa là không còn một bệnh nhân nào mắc bệnh bại liệt do vi rút bại liệt hoang dại gây nên. Đây là một thành công to lớn của nền y tế nước nhà.

Theo Tinhte/WHO/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO