Báo Điện tử Gia đình Mới

Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm, hãy nhớ kỹ 3 cách xử trí kịp thời

Ngộ độc thực phẩm có thể gây ra những hậu quả khôn lường, thậm chí chết người tùy thuộc loại chất độc trong thực phẩm. Vì vậy nếu biết xử lý kịp thời có thể giảm thiểu tối đa nguy hại của nó tới cơ thể.

Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm, hãy nhớ kỹ 3 cách xử trí kịp thời 0

Tình trạng thực phẩm bẩn gia tăng khiến con người ngày càng có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. 

Thông thường người bị ngộ độc sẽ có những biểu hiện: nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, thậm chí sốt. Khi có những biểu hiện ngộ độc cần xem xét để xử lý nhanh chóng theo các cách sau: 

1. Nôn mửa

Nếu thời gian ngộ độc thực phẩm chưa lâu, cơ thể chưa có phản ứng gì khác, bạn có thể tìm cách gây nôn để tống chất độc ra ngoài.

Bạn có thể dùng đũa, lông gà hoặc ngón tay để kích thích đáy lưỡi, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống nhiều nước ấm để gây ói mửa.

Sau khi sử dụng các phương pháp này, bạn có thể uống một ít sữa để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nếu trong quá trình nôn bạn thấy chảy máu nên ngừng nôn ngay lập tức.

Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm, hãy nhớ kỹ 3 cách xử trí kịp thời 1

2. Đi đại tiện

Nếu bạn đã ăn thức ăn có độc khá lâu (quá 2 tiếng trở đi), mà tinh thần vẫn tỉnh táo và không có dấu hiệu đi ngoài, có thể dùng thuốc nhuận tràng để kích thích việc đại tiện, đẩy chất độc ra ngoài.

Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm, hãy nhớ kỹ 3 cách xử trí kịp thời 2

3. Uống hỗn hợp giảm tác hại chất độc

Trường hợp thời gian ngộ độc đã lâu, sau khi ăn thức ăn sau 6 giờ, chất độc đã bị hấp thu một phần, có thể uống các hỗn hợp sau để giảm nhẹ tác hại của chất độc:

- Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày: để hạn chế sự hấp thu của dạ dày với ruột với chất đột. Có thể dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…

- Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất axít có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml.

Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành C­­O2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch axit nhẹ như: dấm, nước quả chua….

- Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.

- Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

  Dấm là một dạng axit nhẹ, có thể trung hòa chất độc.

Dấm là một dạng axit nhẹ, có thể trung hòa chất độc.

Chú ý: 

Tùy loại ngộ độc thực phẩm khác nhau bác sĩ sẽ có cách xử lý khác nhau, vì vậy nên giữ lại mẫu thức ăn cho bác sĩ thực hiện các xét nghiệm và điều trị triệu chứng. 

Có thể giữ thức ăn bệnh nhân nôn ra nếu không còn mẫu thực phẩm.

Trong trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc nặng, nên nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Hoàng Oanh (TH)/GIADINHMOI.VN

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO