Báo Điện tử Gia đình Mới

Tiểu đường thai kỳ là gì? Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu để tránh bị Tiểu đường thai kỳ

Theo thống kê cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người gặp phải tình trạng này. Vậy tiểu đường thai kỳ là gì? Điều trị tiểu đường thai kỳ ra sao?

Theo thống kê, cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ. Không chỉ ảnh ưởng xấu tới sức khỏe của mẹ, tiểu đường thai kỳ còn gây nguy hại tới sự phát triển của thai nhi.

Thông thường bệnh này sẽ được phát hiện khi mẹ bầu mang thai ở tuần thứ 24. Nhưng tiểu đường thai kỳ là gì? Và những thực phẩm nào nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.

  • Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào được khởi phát hoặc phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Tình trạng này thường xuất hiện trong nửa cuối của thai kỳ (thường từ tuần thứ 24-28) nhưng thường không có triệu chứng cụ thể nên rất khó phát hiện.

Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ đã từng mắc chứng bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ là gì? Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu để tránh bị Tiểu đường thai kỳ 0

Với phụ nữ mang thai, mức đường huyết không bình thường là khi:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói > 95 mg glucose/100 ml máu.
  • Chỉ số đường huyết sau ăn 1 giờ > 180 mg glucose/100 ml máu.
  • Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2-3 giờ > 140 mg glucose/100 ml máu.
  • Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ

Insulin là một hormone do tuyến tụy sản sinh và nằm ở phía sau dạ dày, giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể không thể sản xuất đủ lượng insulin trong suốt quá trình thai kỳ sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tất cả phụ nữ mang thai đều có chất kháng insulin vào giai đoạn cuối thai kỳ, nhưng một số người có chất đề kháng insulin trước cả khi mang thai, thường do béo phì. Những phụ nữ này có nhu cầu tăng cao về insulin khi mang thai và có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Bênh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Bác sĩ thường phát hiện bệnh khi kiểm tra mức đường máu trong quá trình sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ. Một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ có các triệu chứng sau:

  • Thường xuyên cảm thấy khát nước, khô miệng.
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Vùng kín ( âm đạo ) bị nhiễm nấm.
  • Các vết thương trầy xước khó lành hơn bình thường.
  • Có thể sụt cân nhanh và mệt mỏi, thiếu năng lượng và hay kiệt sức.

Một số triệu chứng trên cũng có thể xuất hiện trong quá trình mang thai và không phải là dấu hiệu bệnh điển hình. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu quan ngại về bất cứ triệu chứng nào mình gặp phải.

Tiểu đường thai kỳ là gì? Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu để tránh bị Tiểu đường thai kỳ 1

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

  • Biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Cũng giống như các căn bệnh tiểu đường khác, tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Nếu không có biện pháp chữa trị và kiểm soát bệnh kịp thời, bệnh tiểu đường thai kỳ ở mức độ nặng sẽ rất dễ chuyển biến nặng hơn, gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2, gây nguy cơ tử vong cho con người. Dưới đây là những mối nguy hiểm do bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra cho mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu:

  • Nguy cơ tiếp tục bị tiểu đường trong những lần mang thai tiếp theo.
  • Tăng nguy cơ tiền sản giật hoặc sản giật.
  • Mẹ bị tăng cân nhanh chóng khiến thai to, làm cho việc sinh con trở nên khó khăn hơn.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm candida và tái phát nhiều lần.
  •  Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.

Ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi:

  • Gia tăng tỉ lệ dị tật thai, thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (thai quá to hoặc quá nhỏ).
  • Thai quá to có thể gặp phải các sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay…
  • Thai nhi có thể chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao mà không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào.
  • Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da,… Đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, cao huyết áp, tim mạch khi trưởng thành.

Tuy nhiên, các mẹ không cần quá lo lắng về tiểu đường thai kỳ. 90% mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát căn bệnh này nhờ một chế độ ăn lành mạnh kết hợp với những bài tập thể dục và tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh.

  • Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Đối với những phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, nên hạn chế những thực phẩm có nhiều đường và tinh bột, vì những thực phẩm này sẽ làm phá vỡ sự cân bằng đường huyết của bạn do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào. 

  Tỏi đen Prana ngày càng được nhiều người tin dùng

Tỏi đen Prana ngày càng được nhiều người tin dùng

Một loại thực phẩm được khuyến khích hàng đầu cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai là Tỏi đen. Tỏi đen có chứa hợp chất S-allyl-L-cystein (SAC) là một dưỡng chất quý không có ở các thực phẩm khác nhưng lại rất giàu trong tỏi đen.

Đây là hợp chất có khả năng chống lại gốc tự do và là chất chống oxy hóa. Sử dụng tỏi đen đều đặn trong suốt thai kỳ, không những giúp phụ nữ mang thai tránh được tiểu đường thai kỳ mà còn có rất nhiều tác dụng khác: chống rụng tóc, giảm cholesterol, giảm mỡ máu, chống cảm cúm cho bà bầu và giúp bà bầu kiểm soát cân nặng.

Quý độc giả quan tâm, xin mời tìm hiểu thêm về sản phẩm tỏi đen uy tín, chất lượng Tại đây!

Ngoài ra, chế độ ăn uống phù hợp là rất quan trọng cho mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ.

Ăn sáng đầy đủ

Một bữa ăn sáng dinh dưỡng sẽ giúp bạn ổn định lượng đường huyết trong suốt buổi sáng. Bạn có thể thử bắt đầu ngày mới với ngũ cốc nguyên hạt, một quả trứng luộc và một hũ sữa chua

Ăn nhiều chất xơ

Đa số những thực phẩm có nhiều chất xơ đều có lượng carbonhydrates thấp. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn, hạn chế những triệu chứng tiêu hóa khó chịu thường xảy ra trong thai kỳ. Một công đôi việc mẹ nhé!

Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày

Thay vì chỉ có 3 bữa chính, mẹ bầu nên ăn từ 5-6 bữa. Cách này giúp mẹ hạn chế lượng đường trong máu tăng cao bất ngờ. Đồng thời cũng tạo thời gian cho insulin có đủ thời gian để chuyển hóa năng lượng.

Cắt giảm những thực phẩm chứa chất béo bão hòa

Mẹ bầu nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, các loại hạt…

Đừng bỏ bữa

Cắt bớt khẩu phần ăn hằng ngày không giúp bạn ổn định lượng đường trong máu. Thay vì vậy, mẹ bầu nên ăn một lượng thực phẩm vừa đủ trong mỗi bữa, đều đặn. Không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa. Bạn có thể xen kẽ một hai món ăn nhẹ sau mỗi bữa.

Hạn chế những sản phẩm nhiều đường

Loại bỏ bánh ngọt, các loại thức uống có ga, nước ép trái cây, các loại chè… ra khỏi “tầm ngắm”. Đường trong những loại thực phẩm này sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu của bạn. Nếu uống nước trái cây, mẹ nên pha loãng chúng với nước để hạn chế bớt lượng đường.

Tuấn Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO